Thánh Tổ Thần Tông là Vua Lê Thái Tổ Thái Tông ...

                            Lê Anh Chí

__________________________________________

Dàn Bài :

Dẫn nhập : Đại Việt Sử Kư Toàn Thư là quốc sử của nhà Trịnh, chẳng phải của nhà Lê

Dẫn nhập : Đời Vua Lê Thái Tổ , Lê Thái Tông là thời Nghiêu Thuấn

Dẫn nhập : Trần Nguyên Hăn là kẻ tử thù của nhà Hậu Trần và là kẻ phản nghịch

Dẫn nhập : Những điều bị bưng bít về văn thơ của Nguyễn Trăi

 

I) Thánh Tổ Thần Tông là Vua Lê Thái Tổ Thái Tông ...

II) Lê Thánh tông  dụ bảo Ngô Sĩ Liên và Nghiên Nhân Thọ

III) Lê Thánh tông  dụ bảo các quan, Hồng Đức năm thứ 2 (1471)

IV) Thánh Tổ  nói riêng : Hồng Đức năm thứ 10 [1479], xuống chiếu đi đánh Bồn Man

V) Thánh Tổ  nói riêng : vua Hồng Đức xuống chiếu thân chinh đánh Ai Lao.

VI) Thánh Tổ  nói riêng : Lời bàn của Vũ Quỳnh về Lê Hiến Tông

                            (C̣n Tiếp)

__________________________________________

 

Vua quan nhà Lê, từ đời Lê Nhân Tông, gọi Vua Lê Thái Tổ  là Thánh Tổ và vua Lê Thái Tông là Thn Tông ; với ư nghĩa :  Vua Lê Thái Tổ là vua Thánh và vua Thái Tông là vua thần ! Bài này nói về biệt danh ‘Thánh Tổ Thn Tông’ được nhắc đến ra sao trong Đại Việt Sử Kư Toàn Thư , trong khoảng thời gian nhà Lê chính thống (1428-1527)

 

Vua ta = Vua Lê Thái Tổ

Vua Lê Tương Tông = Tương Tông Dực Hoàng đế nhà Lê (thường bị gọi là Lê Tương Dực)

NsL= NSL = Ngô Sĩ Liên

VQ = Vũ Quỳnh

ĐVSKTT = Đại Việt Sử Kư Toàn Thư

ĐVTS = Đại Việt Thông Sử, Lê Quí Đôn

LTHCLC = Lịch triều hiến chương loại chí

CMc = sách CMục = KĐVSTGCM =Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

LSTL = Lam Sơn Thực Lục

CLSP = Chí Linh Sơn Phú, Nguyn Trăi

VGTKTL = Việt Giám Thông Khảo Tổng Luận, Lê Tung

SK =       Sử Kư , Tư Mă Thiên

STQ = Sử Trung Quốc, Nguyễn Hiến Lê

VNSL = Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim

TTK = Trần Trọng Kim

CNKBVN = Các Nhà Khoa Bảng Việt Nam

NG = Nho-giáo, Trần Trọng Kim

 

 

Dẫn nhập : Đại Việt Sử Kư Toàn Thư  là quốc sử của nhà Trịnh, chẳng phải của nhà Lê

Đại Việt Sử Kư Toàn Thư được (bị) xuất bản năm 1697, do nhóm Lê Hi ‘biên soạn’ dưới sự điều động của Trịnh Căn, đương nhiên, dĩ nhiên  là quốc sử của nhà Trịnh, chẳng phải của nhà Lê : nhóm Lê Hi , 13 người, chẳng có người nào là sử thần , chỉ ‘viết sử’ theo ư Trịnh Căn  và chép lại sử của bọn Tống Lệnh Vọng nhà Mạc

82)         Bằng chứng tỏ rơ 100% là nhà Mạc đă sửa đổi thêm bớt Đại Việt Sử Kư Toàn Thư và nhà Trịnh là đồng loă của nhà Mạc

83)         Người đầu tiên chưởi bới Vua Lê Thái Tổ là Tống Lệnh Vọng, Lệnh Vọng làm quan cho nhà Mạc, thế mà ‘lời bàn’ của hắn được đưa vào Đại Việt Sử Kư Toàn Thư

              ( Sử nhà Lê chính thống trong Đại Việt Sử Kư Toàn Thư , bản in Chính Ḥa (năm 1697), là bản của Nhà Mạc (Tống Lệnh Vọng) , sửa đi vài niên hiệu và vài điểm về Mạc Đăng Dung; _Quốc sử nhà Trịnh 4 )

       Mục Lục Đại Việt Sử Kư Toàn Thư là quốc sử nhà Trịnh’

Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, do đó, chứa đựng nhiều lời vu khống Vua Lê Thái Tổ , Lê Thái Tông, Lê Tương Tông và các vua Lê khác ...

 

Dẫn nhập : Đời Vua Lê Thái Tổ , Lê Thái Tông là thời Nghiêu Thuấn

Vua Lê Thái Tổ là bậc Đại anh hùng , bậc Đại trượng phu, bậc thánh vương ...

89)         Thời thịnh trị hoan lạc ở nước ta là triều Vua Lê Thái Tổ và Vua Lê    Thái Tông. Thái Tông chớ chẳng phải Thánh Tông

201)        Thời thịnh trị hoan lạc ở nước ta 2, là đời Vua Lê Thái Tổ, Lê  Thái Tông _-Thái Tông chớ chẳng phải Thánh Tông

112)        Vua Lê Thái Tông là bậc minh quân, rất nhân từ, không hề đam mê tửu sắc, ngược lại với lời vu khống của Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, quốc sử của nhà Trịnh

 

 

Dẫn nhập : Trần Nguyên Hăn là kẻ tử thù của nhà Hậu Trần và là kẻ phản nghịch

Xem :

 105)              Trần Nguyên Hăn là kẻ tử thù của nhà Hậu Trần, Lư do và Hậu quả

Trần Nguyên Hăn là kẻ tử thù của nhà Hậu Trần, do đó không được người đương thời trọng vọng, không những thế

185)        Trần Nguyên Hăn khấn Trời xin soi xét và bị Trời quở phạt ngay lập tức !!!    Những lời tuyên bố của Trần Nguyên Hăn đều SAI !

211)        Trần Nguyên Hăn là kẻ phản nghịch

 

Dẫn nhập : Những điều bị bưng bít về văn thơ của Nguyễn Trăi

 

Các sử gia , nhà b́nh luận sử, nhà b́nh luận văn học sử , khi bàn về Nguyễn Trăi , đă giấu giếm rất nhiều về văn thơ của Nguyễn Trăi. Những điều ǵ  bị bưng bít về văn thơ của Nguyễn Trăi ? _-Chính yếu là những điều hay đẹp về Vua Lê Thái Tổ, Vua Lê Thái Tông :

        Nguyễn Trăi gán danh hiệu Ngoạ Thần Long cho Vua Lê Thái Tổ

        Nguyễn Trăi ca tụng Vua Lê Thái Tổ là thánh vương

        Nguyễn Trăi diễn tả đương thời là thời Nghiêu Thuấn

        Nguyễn Trăi nói rằng ông chưa đền đáp được ơn vua  ...

Xem

173)        Những điều bị bưng bít về văn thơ của Nguyễn Trăi

 

 

 

I) Thánh Tổ Thần Tông là Vua Lê Thái Tổ Thái Tông ...

Vua quan nhà Lê, từ đời Lê Nhân Tông, gọi Vua Lê Thái Tổ  là Thánh Tổ và vua Lê Thái Tông là Thn Tông ; với ư nghĩa : 

_-Vua Lê Thái Tổ là vua Thánh và là vua sáng nghiệp

_-vua Thái Tông là vua thần kế nghiệp    

Thánh Tổ Thần Tông là Vua Lê Thái Tổ Thái Tông ...

 

 

II) Lê Thánh tông  dụ bảo Ngô Sĩ Liên và Nghiên Nhân Thọ

 

=== === ĐVSKTT :

 [Quang Thuận] năm thứ 2 [1461], Vua dụ bảo Đô ngự sử đài là bọn Ngô Sĩ Liên và Nghiên Nhân Thọ rằng: "Ta mới coi chính sự, sửa mới đức độ, tuân theo điển cũ của thánh tổ thần tông, nên mới tế giao vào đầu mùa xuân. Các ngươi lại bảo tổ tông tế giao cũng không đáng theo!.  Các ngươi bảo nước ta đời xưa là hàng phiên bang, thế là các ngươi theo đạo chết, mang ḷng không vua. Vả lại, khi Lệ Đức hầu cướp ngôi, Ngô Sĩ Liên chẳng v́ hắn trổ tài phong hiến đó sao? Ưu đăi trọng lắm! Nhân Thọ không v́ hắn trù hoạch nơi màn trướng đó ư? Ngôi chức cao lắm! Nay Lệ Đức hầu mất nước về tay ta, các ngươi không biết v́ ăn lộc mà chết theo hắn lại đi thờ ta. Nếu không nói ra, trong ḷng các ngươi không tự hổ thẹn mà chết ư? Thực là bọn gian thần bán nước!".

Tháng 11, đại xá thiên hạ, v́ tháng 8 mới rồi sinh Thái tử.

Mùa đông, tháng 12, ban các điều đại cáo, từ phủ đến các châu, huyện, trang, mỗi nơi 1 bản. Cấm các thuộc lại không được bóc trộm những điệp sớ dán kín, không được chia nhau cầm giữ mang về nhà,hoặc cho người ngoài truyền nhau sao chép. === ===

 

Chú Thích, Nhận xét :

a) Quang Thuận là niên hiệu đầu của Vua Lê Thánh Tông ;

Nghiên Nhân Thọ ? _-Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục  viết là Khiên Nhân Thọ

b) nếu ta tin ĐVSKTT, th́ ta thấy rằng Vua Lê Thánh Tông rất hung dữ, có thể nói là tệ hại, hay vũ nhục triều thần ! Mắng bọn Ngô Sĩ Liên là bọn "gian thần bán nước!" th́ thiệt là tệ hại, thiệt là vũ nhục quá lắm ! Đó là nếu ta tin ĐVSKTT, quốc sử của nhà Trịnh.  

Bậc minh quân , nhân quân không bao giờ vũ nhục triều thần ! Mắng sơ sài, diễu cợt nhẹ nhàng th́ được, c̣n chửi là "gian thần bán nước!"  th́ không bao giờ  nên làm ! chửi như vậy rồi th́ sao lại có thể cùng nhau làm việc được ?!

c) thánh tổ thần tông không viết hoa ; có lẽ v́ người dịch Đại Việt Sử Kư Toàn Thư không biết rằng  Thánh Tổ Thần Tông là Vua Lê Thái Tổ, Thái Tông

 

 

III) Lê Thánh tông  dụ bảo các quan, Hồng Đức năm thứ 2 (1471)

 

=== === ĐVSKTT :

 Canh Dần, Hồng Đức năm thứ 1 [1470] ( Minh Thành Hoá năm thú 6), Mùa xuân, tháng giêng cấm làm giả nón da.

...Tân Măo, [Hồng Đức] năm thứ 2 [1471], (Minh thành Hóa năm thứ 7). Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 2, vua cho là khi đại quân sắp vào đất giặc, quân lính càng cần phải luyện tập. Do đó, xuống chiếu cho quân Thuận Hóa ra biển tập thủy chiến.Tháng 9, ra sắc chỉ rằng: Ngày 26, hiệu định Hoàng triều quan chế. Vua dụ các quan viên văn vơ và [66b] trăm họ rằng: "Đất đai bờ cơi ngày nay so với trước kia khác nhau nhiều lắm, không thể không thân hành nắm quyền chế tác, làm trọn đạo biến thông". Ở trong, quân vệ đông đúc th́ năm phủ chia nhau nắm giữ, việc công bề bộn th́ sáu bộ bàn nhau mà làm. cấm binh coi giữ ba ty để làm vuốt nanh, tim óc. Sáu khoa để xét bác trăm ty, sáu tự để thừa hành mọi việc. Thông chính ty sứ ty để tuyên đức hóa của vua và đề bạt nguyện vọng của dân. Ngự sử án để hặc tâu các quan làm bậy, soi xét ẩn khuất cho dân. Bên ngoài th́ mười ba thừa ty cùng tổng binh coi giữ địa phương, đô ty thủ ngự th́ chống giữ các nơi xung yếu, phủ, châu, huyện là để gần dân; bảo, sở, quan là để chống giặc; tất cả đều liên quan với nhau, ràng buộc lẫn nhau. Do đó, gọi lính, lấy quân, là việc của đốc phủ mà Binh bộ phải nắm chung; chi ra, thu vào là chức của Hộ bộ mà Hộ khoa phải giúp đỡ. Lại bộ thăng bổ lầm người th́ Lại khoa được phép bác bỏ. Lễ bộ nghi chế không hợp lệ th́ Lễ khoa có quyền hặc tâu. h́nh khoa xem xét công việc xử án của H́nh bộ phải trái như thế nào; Công khoa kiểm điểm quá tŕnh làm việc của Công bộ siêng năng hay lười biếng. Đến như việc xét duyệt sổ sách quân nhu hàng đống, hay phân biệt chọn lựa tướng súy, thiên tỳ, trong các quân của thủ phủ th́ các quan kinh lịch, thủ lĩnh đều được phép tra xét, đàn hặc cả. Quy chế trước kia, đặt quan phần nhiều lấy quan to, tước cao. Chế độ ngày nay, đặt quan đều là lương ít trật thấp. Số quan đặt ra so với trước tăng rất nhiều, nhưng tiền lương chi tiêu so với xưa cũng thế. Đă không có người nào ăn hại, mà trách nhiệm lại có nơi quy kết, khiến cho quan to, quan nhỏ đều ràng buộc với nhau; chức trọng chức khinh cùng kiểm chế lẫn nhau. Uy quyền không bị lợi dụng thế nước vậy là khó lay. H́nh thành thói quen giữ đạo lư, theo pháp luật mà dứt bỏ tội lỗi khinh nhân nghĩa, phạm ngục h́nh. Để hoàn thành chí hướng của đức thánh tổ thần tông ta, và giữ măi b́nh yên thịnh trị tới vô cùng, chứ không phải là ta cố ra vẻ thông minh biến đổi phép cũ mà buộc miệng thiên hạ đâu! Kể từ nay, kẻ nào là con cháu ta, phải biết rằng ban hành quy chế này là điều bất đắc dĩ, một khi phép tắc đă định ra, phải kính cẩn duy tŕ và thực hiện, không được cậy ḿnh là thông minh, rồi đem so với triều trước mà sửa đổi lại, làm đảo lộn mọi điển chương chế độ, để mắc tội bất hiếu. Kẻ nào là bề tôi cũng kính cẩn giữ phép thường, măi măi giúp đỡ vua các ngươi, để kế tục công liệt của người xưa, để vĩnh viễn không c̣n lầm lỗi. Kẻ nào dám dẫn bừa quy chế cũ mà bàn càn một quan nào, thay đổi một chức nào, chính là kẻ bề tôi gian nghịch, làm loạn phép nước, phải xử tử vứt xác ra chợ không thương xót; c̣n gia thuộc nó phải đày đi nơi xa để tỏ rơ tội kẻ làm tôi bất trung; ngơ hầu muôn đời sau này hiểu được ư nghĩa sâu xa của việc sáng lập điển chương chế độ". === ===

 

Chú Thích, Nhận xét :

a) thánh tổ thần tông vẫn không viết hoa 

b) Sự hiệu định Hoàng triều quan chế này, về nguyên tắc Thánh tông  nói khá rơ việc "quan to, quan nhỏ đều ràng buộc với nhau; chức trọng chức khinh cùng kiểm chế lẫn nhau. Uy quyền không bị lợi dụng, thế nước vậy là khó lay... "

Cho thấy rằngThánh tông quả có lo việc nước, quả có nghiên cứu kỹ việc c̣n mất, hưng vong, thịnh suy của chính sự

 

 

IV) Thánh Tổ  nói riêng : Hồng Đức năm thứ 10 [1479], xuống chiếu đi đánh Bồn Man

 

=== === ĐVSKTT :

Kỷ Hợi, [Hồng Đức] năm thứ 10 [1479], (Minh Thành Hóa).

Tháng giêng, ngày mồng 9, dời các tướng Chân Vũ ra ngoài. Ngày 26, vua ngự giá duyệt vơ bị 16 ngày. Sai Sử quan tu soạn Ngô Sĩ Liên soạn bộ Đại Việt sứ kư toàn thư 15 quyển.

Tháng 6, ngày mồng 7, vua xuống chiếu đi đánh Bồn Man.   Tờ chiếu viết: "Trời đất khoan thứ như dương sinh, thảm khắc tựa âm tàn, nguyên khí bao la mọi chốn...

Giặc Bồn Man Cầm Công ở lấn ngoài cơi xa xăm. Thánh tổ ta lượng như biển cả bao dung, như mùa xuân nuôi dưỡng, cho Tư Ngao sống sót trong cỏ tranh: Văn Hoàng ta ḷng như núi lớn chứa đầy, như sông sâu chở nặng, mặc Quỳ Mạnh nghênh ngang ngoài g̣ đông. Thế mà nó dạ muông thú không chịu đổi thay, tính dă man khó bề thuần hóa... === ===

 

Chú Thích, Nhận xét :

Một khi Thánh tổ nói riêng ra, th́ Lê Thái Tông không gọi là Thần Tông, v́ nếu gọi là Thần Tông th́ thiên hạ chẳng biết là ai ; ở đây gọi là Văn Hoàng v́ Văn Hoàng đế là thụy hiệu của vua Lê Thái Tông.

 

 

V) Thánh Tổ  nói riêng : vua Hồng Đức xuống chiếu thân chinh đánh Ai Lao.

 

=== === ĐVSKTT :

Mùa thu, tháng 7, ngày 22, vua xuống chiếu thân hành đi đánh nước Ai Lao.

Tờ chiếu viết: "Bậc đế vương đời xưa chế ngự di địch, phục tùng th́ cưu mang bằng đức, phản lại th́ sấm sét ra oai. Cốt để diệt bạo trừ hung, cho dứt mối lo cơi bờ bị xâm lấn; đổi ḷng theo hoá, cho trọn ḷng nhân của trời đất chở che.  

Duy nước Lăo Qua kia, giáp giới cơi tây. Đương khi Thánh Tổ dẹp giặc Ngô cuồng bạo, đă nḥm sơ hở đánh úp quân ta, đến lúc Thần Vũ giết tên Nghiễm hung tàn, lại giúp kẻ gian dấy binh đánh chiếm. Chỉ v́ kẻ thù của vua cha chưa diệt, mà di địch kia ngạo ngược càng già. Kiêu ngạo muôn bề, lăng loàn trăm phách. Gọi Cao Hoàng là em , coi Dụ miếu là cháu lên mặt như ếch đáy giếng khác ǵ; sang cướp châu Lang Chánh, sang quấy phủ An Tây, nhả nọc c̣n độc hơn loài ông bọ. === ===

 

Chú Thích, Nhận xét :

a) Thần Vũ là vua Thái Tông

b) Dụ miếu có lẽ viết (in) lầm : vua Thái Tông táng ở Hựu lăng, c̣n vua Nhân Tông táng ở Mục lăng, không phải là ‘Dụ miếu’ mà là Hựu miếu hoặc Mục miếu.

 

 

VI) Thánh Tổ  nói riêng : Lời bàn của Vũ Quỳnh về Lê Hiến Tông

 

=== === ĐVSKTT :

Hiến Tông ưa chuộng văn học, giữ vững cơ đồ, tiết kiệm tiêu dùng, thận trọng h́nh phạt, sửa chính sự, dùng người hiền, kính trời chăm dân, cũng là bậc vua hiền mà ở ngôi không lâu, tiếc thay!

Vũ Quỳnh nói: Vua có tư thế của bậc đế vương, mũi cao, mặt rồng, thần sắc khác thường, [35b] Thánh Tông rất yêu quư ngài. Vua đặc biệt anh minh, thông duệ, vượt hơn hẳn mọi người, mà nhân từ, hoà dịu, không hề tỏ vẻ nghiêm khắc. Khi tan chầu lui vào, thường cho dẫn sĩ đại phu tới, hỏi han về việc hay dở, được mất của chính sự, dùng lời nói dịu dàng, nét mặt tươi vui để dẫn dắt cho họ nói ra. Cho nên vua biết rơ t́nh cảnh người bên dưới, gạt bỏ sự che đậy giấu giếm. Bề tôi có lỗi lầm ǵ, chỉ răn bảo, quở trách nhẹ nhàng, không nỡ đánh roi làm nhục; biết cách sắp đặt nên nhàn hạ ung dung, chưa bao giờ to tiếng, giận dữ mà thiên hạ đều răm rắp tuân theo. Vua thường nói: Thánh Tổ ta gây dựng đất nước, vua cha ta sửa trong, dẹp ngoài, quy mô đă định, ta không có việc ǵ phải thay đổi bày đặt, chỉ tuân giữ phép cũ, mở rộng và phát huy thêm, để tỏ rơ công đức của ông cha mà thôi!

Túc Tông Khâm Hoàng Đế ... === ===

 

Chú Thích, Nhận xét :

a) "Vũ Quỳnh nói: Vua có tư thế của bậc đế vương, mũi cao, mặt rồng, thần sắc khác thường..." , câu này có ư nói rằng Lê Hiến Tông có tướng mạo Thánh vương.

Vua Lê Thái Tổ thường dùng "bậc đế vương" để chỉ Thánh vương (Tại sao ? _-V́ vua Nghiêu vua Thuấn chỉ xưng vương nhưng được người đời gọi là đế; đế vương (vừa là đế, vừa là vương) chính là Nghiêu Thuấn vậy ! ). Các quan nhà Lê cũng dùng "bậc đế vương" theo nghĩa này

b) Đoạn văn sau đó, Vũ Quỳnh nói rằng vua Lê Hiến Tông có thể được xem là Thánh vương , rơ ràng là Thánh vương : " Vua đặc biệt anh minh, thông duệ, vượt hơn hẳn mọi người, mà nhân từ, hoà dịu, không hề tỏ vẻ nghiêm khắc. Khi tan chầu lui vào, thường cho dẫn sĩ đại phu tới, hỏi han về việc hay dở, được mất của chính sự, dùng lời nói dịu dàng, nét mặt tươi vui để dẫn dắt cho họ nói ra. Cho nên vua biết rơ t́nh cảnh người bên dưới, gạt bỏ sự che đậy giấu giếm. Bề tôi có lỗi lầm ǵ, chỉ răn bảo, quở trách nhẹ nhàng, không nỡ đánh roi làm nhục; biết cách sắp đặt nên nhàn hạ ung dung, chưa bao giờ to tiếng, giận dữ mà thiên hạ đều răm rắp tuân theo."

Cư xử như vậy, th́ là nhất rồi,

_-hơn hẳn vua cha (Lê Thánh tông), hơn vua cha nhiều !

_-rất giống vua bác (vua Nhân Tông) và vua ông-cố (Vua Lê Thái Tổ)

_-thật ra cũng rất giống vua ông (Vua Lê Thái Tông), chỉ khác ở chỗ Thái Tông lên ngôi c̣n nhỏ tuổi, bị đại thần kềm kẹp rất nhiều, nên có lúc vua nổi giận ; nhưng Vua Lê Thái Tông cũng chẳng hại ai

( Lê Sát có tội rất nặng , các ngự sử, gián nghị đại phu đều nhận định rằng Lê Sát có tội đáng chết ; dù vậy lúc đầu  Vua Lê Thái Tông chỉ băi chức Lê Sát ; c̣n ông Lê Ngân th́ không hề bị bức tử Xem

267)        Vua Lê Thái Tông không hề bức tử ông Lê Ngân

( Vua Lê Thái Tông là Phật Tử thuần thành 2 )        )

 

                                    (C̣n Tiếp)

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

 

 

Sách tham khảo :

       Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Sử quan đời Trần và Lê (bị sửa đổi bởi nhà Mạc, nhà Trịnh)

       Đại Việt Thông Sử, Lê Quí Đôn

       Lam Sơn Thực Lục, Nguyễn Trăi viết theo lời kể của vua Lê Thái Tổ (bị sửa đổi bởi nhà Mạc, nhà Trịnh)

       B́nh Ngô Đại Cáo, vua Lê Thái Tổ (Nguyễn Trăi soạn văn) (có thể bị sửa đổi)

       Việt Giám Thông Khảo Tổng Luận, Lê Tung (tóm tắt Việt Giám Thông Khảo của Vũ Quỳnh)

       Việt sử Tiêu án, Ngô Th́ Sĩ

       Dư Địa Chí, Nguyễn Trăi (bị sửa đổi)

 

       Đại Việt Sử Lựơc, tác giả khuyết danh (thời Trần Phế Đế)

       Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, sử quan triều Nguyễn, bị kiểm duyệt

       Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú, có thể bị kiểm duyệt

       An Nam Chí Lược, Lê Tắc (Nguyễn Tắc)

 

       Sử Kư , Tư Mă Thiên

       Sử Trung Quốc, Nguyễn Hiến Lê

       Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim

       Các nhà khoa bảng Việt nam, Ngô Đức Thọ (chủ biên), Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Hữu Mùi

       Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm

       Nguyễn Trăi Toàn Tập, Mai Quốc Liên, Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Khuê, Kiều Thu Hoạch

 

       Tôn Tử Binh Pháp, Tôn Tử

       Ngô Tử Binh Pháp, Ngô Khởi

       Thái Công Binh Pháp

 

       Điểm Huyệt và Giải Huyệt, Lư Bảo Sơn

       Bí Pháp Tu Luyện Nội Công (Thiếu Lâm Công Phu), Trần Tiến

       Nội Đan, Lê Thành biên dịch

 

Tiểu thuyết  lịch sử

       Đông Châu Liệt Quốc

       Hán Sở Tranh Hùng

       Hoàng Lê nhất thống chí , Ngô gia văn phái

       Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, La Quán Trung, dịch giả Tử Vi Lang

 

Tiểu thuyết kiếm hiệp :

       Anh Hùng Xạ Điêu, Kim Dung

       Thần Điêu Hiệp Lữ, Kim Dung

       Ỷ Thiên Đồ Long Kư, Kim Dung

 

       Tiểu Lư Phi Đao, Cổ Long

       Huyết Tâm Lệnh, Cổ Long

       Long Hổ Phong Vân, Cổ Long

 

       Bạch hổ Tinh quân, Ưu Đàm Hoa

       Giang Hồ Mộng Kư, Ưu Đàm Hoa

       Tần Nhương Thư, Ưu Đàm Hoa

*

*

TrangNhà LêAnhChí www.LeAnhChi.com

 

       Mục Lục Vua Lê Thái Tổ là thánh vương

Mục Lục Đại Việt Sử Kư Toàn Thư là quốc sử nhà Trịnh’

       Mục Lục Vua Lê Thái Tổ giỏi hơn Gia Cát Lượng

Mục Lục Vua Lê Thái Tổ không hề giết hại công thần

              Mục Lục Thơ về Vua Lê Thái Tổ

       Mục Lục Thơ T́nh

Mục Lục Thơ Nụ cười

       Mục Lục Thơ xuân Tết

              Mục Lục Thơ Áo Dài

 

       Mục Lục Danh Tướng của vua Lê Thái Tổ

Mục Lục Lưu Nhân Chú

Mục Lục Nguyễn Trăi

       Mục Lục Trần Nguyên Hăn

 

Mục Lục Tam Quốc

       Mục Lục Trưng Triệu

                     Mục Lục ‘Phá án Lê Chi viên’

                            Mục Lục Tấn Quận Công

       Mục Lục Những sai lầm của Trần Trọng Kim trong VNSL

Mục Lục Đ́nh thượng hầu

ML_ViệtSử,Văn

------------------------------------------------------------------------

* ViệtSử, Văn 1 * ViệtSử, Văn 2 * ViệtSử, Văn 3 * ViệtSử, Văn 4 * Thơ *

------------------------------------------------------------------------

* Trang Chính * Bài mới LêAnhChí      * Bài mới Kiến Tánh  * ML_ViệtSử,Văn *

--------------------------------------------------------------------------

* Mục Lục * Nối kết Phật Pháp * Lê Gia * Nối kết Văn Học * Bài Xưa * Hộp Thư *

------------------------------------------------------------------------------------------

*

Liên Kết TrangNhà Kiến Tánh:

* Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Luận 1 * Luận 2 * Thơ 1 * Thơ 2

*Bài mới Kiến Tánh *