Thế thứ truyền thừa của các vua nhà Trần

                     Lê Anh Chí

__________________________________________

Dàn Bài :

I) Đời thứ 1 : Trần Thái Tông

II) Đời thứ 2 : Trần Thánh Tông

III) Đời thứ 3 : Trần Nhân Tông

IV) Đời thứ 4 : Trần Anh Tông

V) Đời thứ 5 : Trần Minh Tông

VI) Đời thứ 6 : Trần Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông, Duệ Tông 

VII) Đời thứ 7 : Trần  Xương Phù, Thuận Tông

VIII) Đời thứ 8 : Trần Thiếu Đế

__________________________________________

 

Viết về nhà Trần, th́ khá phiền phức, v́ phải qui trách nhiệm cho vua hay Thái Thượng Hoàng. Lại có vua làm Thái Thượng Hoàng cho nhiều vua, có vua không hề làm Thái Thượng Hoàng, có vua không hề có Thái Thượng Hoàng. Do đó, có bài viết này...

 

 

ĐVSKTT = Đại Việt Sử Kư Toàn Thư

TTH = Thái Thượng Hoàng

 

I) Đời thứ 1 : Trần Thái Tông

 

Húy là Trần Cảnh, được vợ là Lư Chiêu Hoàng nhường ngôi, ở ngôi 33 năm [1225-1258], làm Thái Thượng Hoàng 19 năm, thọ 60 tuổi [1218- 1277].

Trần Thái Tông không bị Thái Thượng Hoàng điều khiển (Trần Thái Tông có tôn cha là Trần Thừa làm Thái Thượng Hoàng, nhưng ông này vô quyền), nhưng có Trần Thủ Độ làm Thái sư, quyết định mọi việc.

Trần Thủ Độ mất năm 1264.

 

II) Đời thứ 2 : Trần Thánh Tông

Tên húy là Hoảng, con trưởng của Thái Tông, mặc dù trên danh nghĩa là con thứ hai. (Bởi v́ Thái Tông cướp vợ của anh (Trần Liễu), lúc bà này (Thuận Thiên công chúa nhà Lư) có thai 3 tháng, khi bà sanh con, Thái Tông nhận làm con, nhưng đặt tên là Trần Quốc Khang (con trai của Trần Liễu đều có tên đệm là Quốc) ; trên danh nghĩa Trần Quốc Khang là con trưởng của Thái Tông).

Năm Canh Tư, Thiên Ứng Chính B́nh năm thứ 9 (1240) tháng 9, ngày 25, giờ Ngọ, Trần Hoảng sinh, sau đó được lập làm hoàng thái tử, được Thái Tông nhường ngôi, ở ngôi 21 năm, làm Thái Thượng Hoàng 13 năm, thọ 51 tuổi [1240-12­90]. (Thái Thượng Hoàng Thái Tông mất năm 1277).

 

III) Đời thứ 3 : Trần Nhân Tông

Tên húy là Khâm, con trưởng của Thánh Tông, mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu, sinh năm Mậu Ngọ, Nguyên Phong năm thứ 8 [1258], tháng 11, ngày 11, được tinh anh thánh nhân, thuần túy đạo mạo, sắc thái như vàng, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng. Hai vua Trần đều cho là lạ, gọi là Kim Tiên đồng tử. Trên vai bên trái có nốt ruồi đen, cho nên có thể cáng đáng được việc lớn (theo ĐVSKTT).

Ở ngôi 14 năm, làm Thái Thượng Hoàng  5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi [1258-1308], băng ở am Ngoạ Vân núi Yên Tử, đưa về táng ở Đức Lăng. (Thái Thượng Hoàng Thánh Tông mất năm 1290)

Chú Thích, Nhận xét :

a) Tôi đọc sách Thiền, đôi lúc có thấy h́nh vẽ chân dung Trần Nhân Tông, thấy rằng Trần Nhân Tông rất đẹp trai, lại thêm "sắc thái như vàng, thần khí tươi sáng". Thật là lạ !

b) Tướng pháp

ĐVSKTT : "Trên vai bên trái có nốt ruồi đen, cho nên có thể cáng đáng được việc lớn". Câu tướng pháp này không đúng. Khi nói "việc lớn" có nghĩa là "đại sự", có nghĩa là việc làm vua hay ít nhất làm tể tướng. Nhưng "Trên vai bên trái có nốt ruồi" chẳng phải là tướng làm vua hay làm tể tướng !

("Trên vai bên trái có bảy nốt ruồi" mới là tướng làm vua, Vua Lê Thái Tổ có tướng đặc biệt này)

 

IV) Đời thứ 4 : Trần Anh Tông

Tên là Thuyên, con trưởng Nhân Tông, mẹ là Khâm Từ Bảo Thánh hoàng thái hậu, lên ngôi năm 1293, ở ngôi 21 năm, làm Thái Thượng Hoàng 6 năm, băng năm 1320, thọ 45 tuổi [1276-1320] . (Thái Thượng Hoàng Nhân Tông mất năm 1308)

 

V) Đời thứ 5 : Trần Minh Tông

Tên húy là Mạnh, sinh năm 1300, con thứ tư của Anh Tông, mẹ đích là Thuận Thánh Bảo Từ hoàng thái hậu Trần thị, con gái của Hưng Nhượng Đại Vương Quốc Tảng, mẹ sinh là Chiêu Hiến hoàng thái hậu Trần thị, con gái của Bảo Nghĩa Vương Trần B́nh Trọng (Vua là cháu ngoại của vị tướng nổi tiếng Trần B́nh Trọng, anh hùng dân tộc !). Ở ngôi 15 năm, làm Thái Thượng Hoàng 28 năm, thọ 58 tuổi [1300-1357] (Thái Thượng Hoàng Anh Tông mất năm 1320)

 

VI) Đời thứ 6 : Trần Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông, Duệ Tông

Bốn vua này đều là con Trần Minh Tông

a) Trần Hiến Tông

Tên húy là Vượng, con thứ của Minh Tông, mẹ đích là Hiến Từ tuyên thánh hoàng thái hậu, mẹ sinh là Minh Từ hoàng thái phi Lê thị, lên ngôi năm 1329. Ở ngôi 13 năm, thọ 23 tuổi.

Chú Thích, Nhận xét :

Vua là vị vua đầu tiên của nhà Trần không hề làm Thái Thượng Hoàng, v́ vua tuổi trời ngắn ngủi.

Theo ĐVSKTT, th́ vua thông minh tài giỏi, nhưng mọi việc đều do Thái Thượng Hoàng Minh Tông quyết định.

 

b) Trần Dụ Tông 

Dụ Tông tên húy là Hạo, sinh năm 1336, con thứ mười của Minh Tông, do Hiến Từ Hoàng hậu sinh ra, lên ngôi năm 1341. Thượng hoàng băng năm 1357, vua nắm quyền từ lúc ấy, chơi bời nhiều.

Ở ngôi 28 năm, băng năm 1369, thọ 34 tuổi [1336-1369].

Vua không con, trước khi mất, xuống chiếu cho Nhật Lễ là con nuôi của cố Cung Túc đại vương Dục làm vua.

Chú Thích, Nhận xét :

_-Vua là vị vua thứ hai của nhà Trần không hề làm Thái Thượng Hoàng, v́ vua, giống như vua anh Hiến Tông, tuổi trời ngắn ngủi và v́ vua không có con.

_-Vua chơi bời vô độ, bày những tṛ lạ như cho những nhà giàu vào cung đánh bạc với vua, có tiếng bạc đặt đến 300 quan ... Tuy nhiên, khi có nạn đói, vua có lo cứu đói cho dân.

 

 

c) Trần Nghệ Tông

 

Phụ:HÔN ĐỨC CÔNG Dương Nhật Lễ, 1 năm

Dương Nhật Lễ là con Dương Khương (làm kép hát, đóng tuồng) ; mẹ Nhật Lễ làm đào, đương có thai, th́ đại vương Dục lấy làm vợ ; khi sinh ra Nhật Lễ, đại vương Dục nhận Nhật Lễ làm con ; khi Dụ Tông băng, bà thái hậu nhất định theo di chiếu Dụ Tông, do đó Dương Nhật Lễ được lập làm vua, vào tháng 6 â.l. năm Đại Trị 12 (1369), đổi niên hiệu là Đại Định. Ngày 14 tháng 12, Nhật Lễ giết thái hoàng thái hậu (là người đă lập Nhật Lễ làm vua). Nhật Lễ rượu chè dâm dật, dong chơi, ham thích những tṛ hát xướng, muốn đổi lại họ Dương.

Tháng 11 năm sau (1370), Cung Định vương Phủ, cùng Cung Tuyên  vương Kính (tức Duệ Tông), Thiên Ninh công chúa đều kéo quân về kinh,  Cung Định vương Phủ phế Nhật Lễ làm HÔN ĐỨC CÔNG, lên ngôi vua, tức là Trần Nghệ Tông.

 

Trần Nghệ Tông tên húy là Phủ, con thứ ba của Minh Tông. Mẹ đích là Hiến Từ Tuyên Thánh thái hoàng thái hậu, mẹ đẻ là thứ phi họ Lê của Minh Tông, em gái cùng mẹ với Hiến Từ, do con gái của Nguyễn Thánh Huấn lấy một người họ Lê sinh ra (bà là cô của Hồ Quí Ly).

Vua lên ngôi năm 1370. Tháng 3 â.l. năm sau (1371), quân Chiêm Thành cướp phá kinh đô, vua phải lánh sang Đông Ngàn. Tháng 11 năm sau (1372), vua nhường ngôi cho em là Trần Kính, lên làm Thái Thượng Hoàng.

Ở ngôi 2 năm, làm Thái Thượng Hoàng 27 năm, thọ 74 tuổi. (Làm Thái Thượng Hoàng cho Duệ Tông, Xương Phù, Thuận Tông).

Thời Nghệ Tông, làm vua và làm Thái Thượng Hoàng, quân Chiêm Thành vào cướp phá tùy thích, nhiều lần ra vào Thăng Long như vào chỗ không người ! Chỉ có 4 năm Duệ Tông làm vua, quân Chiêm cướp phá không được, mà Duệ Tông lại c̣n đem quân chinh phạt Chiêm Thành !

 

d) Trần Duệ Tông 

Tên húy là Kính, con thứ 11 của Minh Tông, em Nghệ Tông. Mẹ là Đôn Từ hoàng thái phi. Sinh năm Đinh Sửu, Khai Hựu năm thứ 9 (1337), tháng 6, ngày mồng 2.

Khi Nghệ Tông lánh nạn, quân lính, khí giới đều là công sức của vua cả, vua có thể lên ngôi lúc ấy, nhưng lại pḥ Nghệ Tông về làm vua. V́ thế, được Nghệ Tông nhường ngôi cho. Vua ở ngôi 4 năm, thọ 41 tuổi [1337-1377]. Vua anh dũng, quyết đoán, nhưng hành binh không cẩn thận, nên đi đánh Chiêm Thành, bị phục binh và tử trận ở thành Đồ Bàn.

Chú Thích, Nhận xét :

_-Vua là vị vua thứ ba của nhà Trần không hề làm Thái Thượng Hoàng.

_-Vua có khá nhiều quyền hành, dù Nghệ Tông làm Thái Thượng Hoàng, v́ có công lớn lúc pḥ Nghệ Tông về làm vua.

 

 

VII) Đời thứ 7 : Trần  Xương Phù, Thuận Tông

Trần  Xương Phù là con trưởng của Duệ Tông ,Thuận Tông  là con út của Nghệ Tông

 

a) Trần  Xương Phù

Tên húy là Hiện, con trưởng của Duệ Tông, mẹ là bà Gia Từ hoàng hậu Lê thị, sinh ngày mồng 6 tháng 3, năm Đại Trị thứ 4, Tân Sửu (1361). Sau khi vua cha Duệ Tông đi đánh Chiêm tử trận, được Nghệ Tông lập nên làm vua, đặt niên hiệu là Xương Phù. Thường bị gọi là Phế Đế.

Bị Hồ Quí Ly dèm, bị giáng làm Linh Đức Vương, rồi bị thắt cổ chết năm 1388. Ở ngôi 12 năm, thọ 28 tuổi [1361-1388], chôn ở núi An Bài.

Vua là người hiếu đễ, mà bị bác ruột Nghệ Tông giết chết, thương thay!

 

b) Trần  Thuận Tông

Tên húy là Ngung, là con út của Nghệ Tông, ở ngôi hơn 9 năm, tu tiên hơn 1 năm, bị Quí Ly giết, thọ 22 tuổi.

Năm Quang Thái 7 (1394), tháng 12, Thái Thượng Hoàng Nghệ Tông băng. Năm Quang Thái 11 (1398), Hồ Quí Ly bức vua nhường ngôi cho hoàng thái tử An (3 tuổi), rồi đi tu tiên. Năm 1399, Hồ Quí Ly sai Phạm Khả Vĩnh thắt cổ Thuận Tông chết.

Vua Thuận Tông chỉ ngồi giữ ngôi không, việc nước trong tay quyền thần Hồ Quí Ly, rồi bị Hồ Quí Ly giết chết, thương thay!

 

VIII) Đời thứ 8 : Trần Thiếu Đế

Tên là An, là con trưởng của Thuận Tông, ở ngôi 2 năm, Quí Ly cướp ngôi năm 1400, phế vua làm Bảo Ninh Đại Vương.  Vua là cháu ngoại của Hồ Quí Ly nên không bị giết.

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

 

Sách tham khảo :

       Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Sử quan đời Trần và Lê (bị sửa đổi bởi nhà Mạc, nhà Trịnh)

       Đại Việt Thông Sử, Lê Quí Đôn

       Lam Sơn Thực Lục, Nguyễn Trăi viết theo lời kể của vua Lê Thái Tổ (bị sửa đổi bởi nhà Mạc, nhà Trịnh)

       B́nh Ngô Đại Cáo, vua Lê Thái Tổ (Nguyễn Trăi soạn văn) (có thể bị sửa đổi)

       Việt Giám Thông Khảo Tổng Luận, Lê Tung (tóm tắt Việt Giám Thông Khảo của Vũ Quỳnh)

       Việt sử Tiêu án, Ngô Th́ Sĩ

       Dư Địa Chí, Nguyễn Trăi (bị sửa đổi)

 

       Đại Việt Sử Lựơc, tác giả khuyết danh (thời Trần Phế Đế)

       Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, sử quan triều Nguyễn, bị kiểm duyệt

       Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú, có thể bị kiểm duyệt

       An Nam Chí Lược, Lê Tắc (Nguyễn Tắc)

 

       Sử Kư , Tư Mă Thiên

       Sử Trung Quốc, Nguyễn Hiến Lê

       Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim

       Các nhà khoa bảng Việt nam, Ngô Đức Thọ (chủ biên), Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Hữu Mùi

       Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm

       Nguyễn Trăi Toàn Tập, Mai Quốc Liên, Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Khuê, Kiều Thu Hoạch

 

       Tôn Tử Binh Pháp, Tôn Tử

       Ngô Tử Binh Pháp, Ngô Khởi

       Thái Công Binh Pháp

 

       Điểm Huyệt và Giải Huyệt, Lư Bảo Sơn

       Bí Pháp Tu Luyện Nội Công (Thiếu Lâm Công Phu), Trần Tiến

       Nội Đan, Lê Thành biên dịch

 

Tiểu thuyết  lịch sử

       Đông Châu Liệt Quốc

       Hán Sở Tranh Hùng

       Hoàng Lê nhất thống chí , Ngô gia văn phái

       Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, La Quán Trung, dịch giả Tử Vi Lang

 

*

*

TrangNhà LêAnhChí www.LeAnhChi.com

 

       Mục Lục Vua Lê Thái Tổ là thánh vương

Mục Lục Đại Việt Sử Kư Toàn Thư là quốc sử nhà Trịnh’

       Mục Lục Vua Lê Thái Tổ giỏi hơn Gia Cát Lượng

Mục Lục Vua Lê Thái Tổ không hề giết hại công thần

              Mục Lục Thơ về Vua Lê Thái Tổ

       Mục Lục Thơ T́nh

Mục Lục Thơ Nụ cười

       Mục Lục Thơ xuân Tết

              Mục Lục Thơ Áo Dài

 

       Mục Lục Danh Tướng của vua Lê Thái Tổ

Mục Lục Lưu Nhân Chú

Mục Lục Nguyễn Trăi

       Mục Lục Trần Nguyên Hăn

 

  Mục Lục Đông Châu Liệt Quốc--Hán Sở Tranh Hùng

Mục Lục Tam Quốc

       Mục Lục Trưng Triệu

                     Mục Lục ‘Phá án Lê Chi viên’

                            Mục Lục Tấn Quận Công

       Mục Lục Những sai lầm của Trần Trọng Kim trong VNSL

Mục Lục Đ́nh thượng hầu

ML_ViệtSử,Văn

Mục Lục Những sai lầm của Phan Huy Chú trong LTHCLC

 

------------------------------------------------------------------------

* ViệtSử, Văn 1 * ViệtSử, Văn 2 * ViệtSử, Văn 3 * ViệtSử, Văn 4 * Thơ *

------------------------------------------------------------------------

* Trang Chính * Bài mới LêAnhChí      * Bài mới Kiến Tánh  * ML_ViệtSử,Văn *

--------------------------------------------------------------------------

* Mục Lục * Nối kết Phật Pháp * Lê Gia * Nối kết Văn Học * Bài Xưa * Hộp Thư *

------------------------------------------------------------------------------------------

*

Liên Kết TrangNhà Kiến Tánh:

* Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Luận 1 * Luận 2 * Thơ 1 * Thơ 2

*Bài mới Kiến Tánh *