Ngô Tiên chúa (húy Ngô Quyền)  là vua đại anh hùng nhưng nhà Ngô chẳng được dân chúng yêu thương ǵ cho lắm

 

                            Lê Anh Chí

__________________________________________

Dàn Bài :

Dẫn nhập : Đại Việt Sử Kư Toàn Thư là quốc sử của nhà Trịnh, chẳng phải của nhà Lê

Dẫn nhập : Đời Vua Lê Thái Tổ , Lê Thái Tông là thời Nghiêu Thuấn

 

I) Tướng  Dương Đ́nh Nghệ có thể xem là vua nước Việt (932-937)

II) Ngô Tiên chúa (húy Ngô Quyền) giết nghịch thần  và đem lại độc lập cho nước nhà, xưng vương (939)

III) Ngô Tiên chúa và chiến thắng Bạch Đằng-giang

IV) Ngô Tiên chúa là vua đại anh hùng

V) Dương Tam Kha cướp ngôi (6 năm)

VI) Ngô Xương Văn khôi phục nhà Ngô (951)

VII) Hậu Ngô Vương : Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương (951-965)

VIII) Loạn 12 sứ quân [966-967]

IX) Ngô Tiên chúa là vua đại anh hùng nhưng nhà Ngô chẳng được dân chúng yêu thương ǵ cho lắm

__________________________________________

Bài viết này mở đầu một loạt bài nhận định về các triều đại nước ta, xem triều đại nào có chính sách cai trị tốt đẹp ; một phương pháp để biết điều này là xem xem triều đại có được dân chúng yêu thương cảm phục hay không. Trong bài, tôi dùng danh hiệu Ngô Tiên chúa  để chỉ Tiền Ngô Vương (húy Ngô Quyền), đây là cách gọi của sử gia nhà Lê, Vũ Quỳnh và Lê Tung. Bài này xác định rằng Ngô Tiên chúa là vua đại anh hùng và Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn là người nhân từ, hiếu đễ hiếm có trong lịch sử ...

 

ĐVSKTT = Đại Việt Sử Kư Toàn Thư

ĐVTS = Đại Việt Thông Sử, Lê Quí Đôn

LTHCLC = Lịch triều hiến chương loại chí

CM = CMục = Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

CNKBVN = Các nhà khoa bảng Việt nam

VQ và LT = sử gia nhà Lê, Vũ Quỳnh và Lê Tung

VGTKTL = Việt Giám Thông Khảo Tổng Luận, Lê Tung

 

Dẫn nhập : Đại Việt Sử Kư Toàn Thư là quốc sử của nhà Trịnh, chẳng phải của nhà Lê

Đại Việt Sử Kư Toàn Thư được (bị) xuất bản năm 1697, dưới thời Trịnh Căn, do nhóm Lê Hi ‘biên soạn’,  là quốc sử của nhà Trịnh, chẳng phải của nhà Lê (nhóm Lê Hi , 13 người, chẳng có người nào là sử thần)

82)         Bằng chứng tỏ rơ 100% là nhà Mạc đă sửa đổi thêm bớt Đại Việt Sử Kư Toàn Thư và nhà Trịnh là đồng loă của nhà Mạc

83)         Người đầu tiên chưởi bới Vua Lê Thái Tổ là Tống Lệnh Vọng, Lệnh Vọng làm quan cho nhà Mạc, thế mà ‘lời bàn’ của hắn được đưa vào Đại Việt Sử Kư Toàn Thư

              ( Sử nhà Lê chính thống trong Đại Việt Sử Kư Toàn Thư , bản in Chính Ḥa (năm 1697), là bản của Nhà Mạc (Tống Lệnh Vọng) , sửa đi vài niên hiệu và vài điểm về Mạc Đăng Dung; _Quốc sử nhà Trịnh 4 )

       Mục Lục Đại Việt Sử Kư Toàn Thư quốc sử nhà Trịnh’

 

 

Dẫn nhập : Đời Vua Lê Thái Tổ , Lê Thái Tông là thời Nghiêu Thuấn

Vua Lê Thái Tổ là bậc Đại anh hùng , bậc Đại trượng phu, bậc thánh vương ...

89)         Thời thịnh trị hoan lạc ở nước ta là triều Vua Lê Thái Tổ và Vua Lê    Thái Tông. Thái Tông chớ chẳng phải Thánh Tông

201)        Thời thịnh trị hoan lạc ở nước ta 2, là đời Vua Lê Thái Tổ, Lê  Thái Tông _-Thái Tông chớ chẳng phải Thánh Tông

112)        Vua Lê Thái Tông là bậc minh quân, rất nhân từ, không hề đam mê tửu sắc, ngược lại với lời vu khống của Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, quốc sử của nhà Trịnh

 

 

I) Tướng  Dương Đ́nh Nghệ có thể xem là vua nước Việt (932-937)

====== ĐVSKTT:

Tân Măo, [931], (Đường Minh Tông Tự Nguyên, Trường Hưng năm thứ 2). Mùa đông, tháng 12, Dương Đ́nh Nghệ nuôi 3 ngh́n con nuôi, mưu đồ việc khôi phục. Lư Tiến biết, sai chạy ngựa báo cho vua Hán. Năm ấy, Đ́nh Nghệ đem quân vây Tiến. Vua Hán sai Thừa chỉ Trần Bảo đem quân sang cứu, chưa đến nơi, thành đă mất. Tiến trốn về nước. Bảo đến vây thành, Đ́nh Nghệ đưa quân ra đánh, Bảo thua chết. Từ đó Đ́nh Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, trông coi việc châu ... ======

 

Lời bàn :

1) Tướng  Dương Đ́nh Nghệ có thể xem là vua nước Việt (932-937), mặc dù chỉ tự xưng là Tiết độ sứ

2) Trước đó, họ Khúc cai trị nước ta hơn 50 năm (theo Việt sử Tiêu án, Ngô Th́ Sĩ) ,cũng chỉ tự xưng là Tiết độ sứ, được sử gia nhà Lê, Vũ Quỳnh và Lê Tung, coi là một triều đại chính thống của ta. Ông Dương Đ́nh Nghệ là tướng cũ của Khúc Hạo

3) Ngô Tiên chúa (húy Ngô Quyền) chắc là con nuôi của Ông Dương Đ́nh Nghệ, c̣n là con rể của ông.

 

 

II) Ngô Tiên chúa (húy Ngô Quyền) giết nghịch thần  và đem lại độc lập cho nước nhà, xưng vương (939)

a) giết nghịch thần  và đem lại độc lập cho nước nhà, xưng vương

Mùa xuân, tháng 3, năm Đinh Dậu, [937], nha tướng của Ông Dương Đ́nh Nghệ là Kiều Công Tiễn  giết ông để cướp chức.  Ngô Tiên chúa khởi binh từ Ái Châu giết nghịch thần  và sau đại thắng Bạch Đằng-giang đem lại độc lập cho nước nhà, xưng vương (939) , đóng đô ở Loa Thành.

b) Thân thế

 

====== ĐVSKTT:

Họ Ngô, tên húy là Quyền, người Đường Lâm, đời đời là nhà quư tộc. Cha là Mân làm chức châu mục ở bản châu. Khi vua mới sinh có ánh sáng lạ đầy nhà, trạng mạo khác thường, có 3 nốt ruồi ở lưng, thầy tướng cho là lạ, bảo có thể làm chủ một phương, nên mới đặt tên là Quyền. Đến khi lớn lên, khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, có trí dũng, sức có thể nâng được vạc; làm nha tướng của Dương Đ́nh Nghệ, được Đ́nh Nghệ gả con gái và cho quyền quản Ái Châu. Đến đây giết Kiều Công Tiễn, tự lập làm vương, đóng đô ở Loa Thành. ======

 

 

III) Ngô Tiên chúa và chiến thắng Bạch Đằng-giang

a) Lưu Hoằng Tháo làm Giao Vương Tĩnh Hải quân tiết độ sứ, sang đánh

Mậu Tuất, [938], Mùa đông, tháng 12, nha tướng của Ông Dương Đ́nh Nghệ là Ngô Quyền từ Ái Châu cất quân đánh Công Tiễn. Vua Nam Hán là Lưu Cung muốn nhân khi nước ta có loạn chiếm lấy nước ta, bèn phong cho con là Lưu Hoằng Tháo làm Giao Vương Tĩnh Hải quân tiết độ sứ, đem quân sang cứu Công Tiễn. Vua Hán tự làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện. Hoằng Tháo đem chiến thuyền theo sông Bạch Đằng mà vào,  nhưng vua Ngô đă giết Kiều Công Tiễn rồi.

b) Ngô Tiên chúa chiến thắng Bạch Đằng-giang

Vua sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm trong ḷng sông trước cửa biển, lợi dụng nước thủy triều lên xuống mà phá giặc.

Khi nước triều lên, vua sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo tiến quân vào. Khi binh thuyền đă vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên, quân ta ập ra tiến đánh, chiến đấu rất hăng. Quân Hoằng Tháo không kịp sửa thuyền mà nước triều rút xuống rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ.

Vua thừa thắng đuổi đánh, bắt được Hoằng Tháo giết đi. Vua Hán thương khóc, thu nhặt quân lính c̣n sót rút về.

 

 

c) Ngô Tiên chúa dụng binh như thần

 

Chiến thắng Bạch Đằng giang là chiến thắng lẫy lừng nhất của ta, từ ngày ta giao chiến với nhà Tần (của Tần Thủy Hoàng) đến năm 939, và chứng tỏ rằng Ngô Tiên chúa dụng binh như thần: thông binh pháp và mưu kế diệu kỳ.

 

 

IV) Ngô Tiên chúa là vua đại anh hùng

 

a) Ngô Tiên chúa là vua anh hùng

Ngô Tiên chúa (húy Ngô Quyền) giết nghịch thần  và chiến thắng lẫy lừng quân Tàu ở Bạch Đằng giang , đem lại độc lập cho nước nhà, xưng vương (939) ; vua xứng đáng được gọi là Anh-hùng

 

b) Ngô Tiên chúa không những là vua anh hùng, mà c̣n là vua đại anh hùng , v́ vua có cơ nghiệp lớn lao truyền đời : từ ngày Ngô Tiên chúa chiến thắng Bạch Đằng giang , đến gần 500 năm về sau, nước ta không bị Taù đô hộ . Ta có thể nói rằng vua Ngô đă tạo nên ḷng tự tin , ḷng ái quốc cho anh hùng hào kiệt nước ta, từ dạo ấy, để các anh hùng có thể dùng tài thao lược đánh đuổi được đại binh Tàu !

Nhà Ngô chỉ làm vua có hơn 20 năm, nhưng  Ngô Tiên chúa quả là vua đại anh hùng của nước ta !

 

 

V) Dương Tam Kha cướp ngôi (6 năm)

 

Ngô Tiên chúa là vua đại anh hùng, nhưng chỉ làm vua được 6 năm th́ băng hà, thọ 47 tuổi.

Dương Tam Kha, là anh/em của Dương hậu, cướp ngôi, tiếm xưng là B́nh Vương. Con trưởng của Ngô Tiên chúaNgô Xương Ngập chạy về Nam Sách Giang, trú ngụ ở nhà Phạm Lệnh Công ở Trà Hương. Dương Tam Kha sai quân tướng truy nă Ngô Xương Ngập, nhiều lần đến nhà Phạm Lệnh Công mà chẳng thành công.

Dương Tam Kha lại nhận con thứ hai của Ngô Vương là Xương Văn làm con nuôi.

 

 

VI) Ngô Xương Văn khôi phục nhà Ngô (951)

Canh Tuất [950], Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn và hai chỉ huy sứ là Dương Cát Lợi, Đỗ Cảnh Thạc đem quân đi đánh hai thôn Đường, Nguyễn ở Thái B́nh. Đến Từ Liêm, hoàng tử Xương Văn mưu cùng hai tướng quay về đánh úp, bắt được Tam Kha. Mọi người muốn giết đi, Xương Văn nói: "B́nh Vương đối với ta có ơn, sao nỡ giết". Bèn giáng làm Chương Dương Công, lại ban cho thực ấp (nay là Chương Dương độ) .

Lời bàn :

Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn không giết Tam Kha, lại phong làm Chương Dương Công, quả là người nhân đức !

 

VII) Hậu Ngô Vương : Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương (951-965)

Vua đă truất bỏ Tam Kha, lên ngôi vua, xưng là Nam Tấn Vương, lại rước anh là Xương Ngập về Kinh sư, cùng làm vua (Ngô Xương Ngập xưng là Thiên Sách Vương).  Sử chép là Hậu Ngô Vương. Ít lâu sau, Thiên Sách Vương chuyên quyền làm uy, Nam Tấn Vương không được dự chính sự nữa. Giáp Dần, năm thứ 4 [954], Thiên Sách Vương băng hà.  Nam Tấn Vương lại một ḿnh làm vua

Lời bàn :

Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn trước không giết Tam Kha, nay lại rước anh về cùng làm vua, quả là người nhân hiếu !

 

VIII) Loạn 12 sứ quân [966-967]

 

Ất Sửu, năm thứ 15 [965], Vua đem quân đi đánh hai thôn Đường và Nguyễn ở Thái B́nh, mới vào đến cơi, đỗ thuyền lên bộ đánh, bị phục binh tay nỏ bắn trúng chết.

Nam Tấn Vương băng hà, Ngô Xương Xí là con Thiên Sách Vương lên làm vua. Nhưng các hùng trưởng đua nhau nổi dậy chiếm cứ quận ấp để tranh quyền nước, gọi là sứ quân ; có tất cả 12 sứ quân :

Chính vua Ngô Xương Xí cũng trở thành sứ quân chiếm Binh Kiều

Kiểu Công Hăn (xưng là Kiểu Tam Chế) chiếm Phong Châu (nay là huyện Bạch Hạc);

Nguyễn [25b] Khoan (xưng là Nguyễn Thái B́nh) chiếm Tam Đái

Ngô Nhật Khánh (xưng là Ngô Lăm Công) chiếm Đường Lâm (có sách chép là chiếm Giao Thủy)

Tướng nhà Ngô là Đỗ Cảnh Thạc cũng làm sứ quân , xưng là Đỗ Cảnh Công, chiếm Đỗ Động Giang ...

Lại bàn thêm về Nam Tấn Vương :

Sau khi Nam Tấn Vương băng hà, Ngô Xương Xí là con Thiên Sách Vương lên làm vua, các tướng Ngô không ai phản đối ; có nghĩa là trước đó Nam Tấn Vương đă phong Ngô Xương Xí làm thái tử : ông vua Nam Tấn Vương này thật là người tốt :

Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn trước không giết Tam Kha là người nhân , Nam Tấn Vương rước anh về cùng làm vua, quả là hiếu đễ ! và phong con anh là Ngô Xương Xí làm thái tử thiệt là hết ḷng với anh

 

IX) Ngô Tiên chúa là vua đại anh hùng nhưng nhà Ngô chẳng được dân chúng yêu thương ǵ cho lắm

 

Nhà Ngô chẳng được dân chúng yêu thương ǵ cho lắm, Bằng chứng :

 

a) Sau khi Ngô Tiên chúa băng hà, Dương Tam Kha, là anh/em của Dương hậu, cướp ngôi, tiếm xưng là B́nh Vương : người dân chẳng có phản ứng ǵ, ta có cảm tưởng rằng họ chẳng ghét hận Dương Tam Kha ǵ cho lắm. Lư do có thể là : Tướng  Dương Đ́nh Nghệ có thể xem là vua nước Việt (932-937), Dương Tam Kha, con Dương Đ́nh Nghệ, làm vua th́ đối với người dân chẳng có phải là tội lỗi lớn lao _-nhiều người có thể xem chuyện  Dương Tam Kha làm vua cũng là đúng thôi

 

b) Sau khi Nam Tấn Vương băng hà, Ngô Xương Xí là con Thiên Sách Vương lên làm vua, nhưng các hùng trưởng đua nhau nổi dậy chiếm cứ quận ấp để tranh quyền nước, gọi là sứ quân ; Loạn 12 sứ quân này cho thấy rằng nhà Ngô chẳng được dân chúng yêu thương ǵ cho lắm

 

c) Cho đến tướng nhà Ngô là Đỗ Cảnh Thạc cũng làm sứ quân ! Ngay đến vơ tướng công thần của nhà Ngô cũng chẳng chịu tận trung !

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

 

Sách tham khảo :

       Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Sử quan đời Trần và Lê (bị sửa đổi bởi nhà Mạc, nhà Trịnh)

       Đại Việt Thông Sử, Lê Quí Đôn

       Lam Sơn Thực Lục, Nguyễn Trăi viết theo lời kể của vua Lê Thái Tổ (bị sửa đổi bởi nhà Mạc, nhà Trịnh)

       B́nh Ngô Đại Cáo, vua Lê Thái Tổ (Nguyễn Trăi soạn văn) (có thể bị sửa đổi)

       Việt Giám Thông Khảo Tổng Luận, Lê Tung

       Việt sử Tiêu án, Ngô Th́ Sĩ

       Dư Địa Chí, Nguyễn Trăi (bị sửa đổi)

 

       Đại Việt Sử Lựơc, tác giả khuyết danh (thời Trần Phế Đế)

       Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, sử quan triều Nguyễn

       Hoàng Lê nhất thống chí , Ngô gia văn phái

       Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú

       An Nam Chí Lược, Lê Tắc (Nguyễn Tắc)

 

       Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim

       Các nhà khoa bảng Việt nam, Ngô Đức Thọ (chủ biên), Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Hữu Mùi

       Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm

       Nguyễn Trăi Toàn Tập, Mai Quốc Liên, Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Khuê, Kiều Thu Hoạch

 

       Đông Châu Liệt Quốc

       Hán Sở Tranh Hùng

       Sử Kư , Tư Mă Thiên

       Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, La Quán Trung, dịch giả Tử Vi Lang

 

       Tôn Tử Binh Pháp, Tôn Tử

       Ngô Tử Binh Pháp, Ngô Khởi

       Thái Công Binh Pháp

 

       Điểm Huyệt và Giải Huyệt, Lư Bảo Sơn

       Bí Pháp Tu Luyện Nội Công (Thiếu Lâm Công Phu), Trần Tiến

       Nội Đan, Lê Thành biên dịch

*

*

TrangNhà LêAnhChí www.LeAnhChi.com

 

       Mục Lục Vua Lê Thái Tổ là thánh vương

 

       Mục Lục Vua Lê Thái Tổ giỏi hơn Gia Cát Lượng

Mục Lục Vua Lê Thái Tổ không hề giết hại công thần

       Mục Lục Thơ về Vua Lê Thái Tổ

       Mục Lục Thơ T́nh

Mục Lục Thơ Nụ cười

 

     Mục Lục Danh Tướng của vua Lê Thái Tổ

Mục Lục Lưu Nhân Chú

      Mục Lục Đại Việt Sử Kư Toàn Thư là quốc sử nhà Trịnh’

Mục Lục Nguyễn Trăi

       Mục Lục Trần Nguyên Hăn

 

Mục Lục Tam Quốc

       Mục Lục Trưng Triệu

                     Mục Lục ‘Phá án Lê Chi viên’

                            Mục Lục Tấn Quận Công

       Mục Lục Những sai lầm của Trần Trọng Kim trong VNSL

Mục Lục Đ́nh thượng hầu

------------------------------------------------------------------

* ML_ViệtSử,Văn * ViệtSử, Văn 3 * ViệtSử, Văn 4 * Thơ *

---------------------------------------------------------------

* Trang Chính * Bài mới LêAnhChí * Bài mới Kiến Tánh *

--------------------------------------------------------------------------

* Mục Lục * Nối kết Phật Pháp * Lê Gia * Nối kết Văn Học * Bài Xưa *

--------------------------------------------------------------------------

*

Liên Kết TrangNhà Kiến Tánh:

* Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Luận 1 * Luận 2 * Thơ 1 * Thơ 2

*Bài mới Kiến Tánh *