Tiểu Long Nữ thất trinh chớ chẳng bất trinh    Chữ Bất, Thất, Vô

 

                    Lê Anh Chí

__________________________________________

Dàn Bài :

I) Chữ Bất, Thất, Vô

II) Tiểu Long Nữ thất trinh chớ chẳng bất trinh

III) Thất kính và bất kính

IV) Thất tiết có thể chẳng bất trinh

V) Đạo Đức Kinh : trời đất bất nhân

VI) Một số chữ ‘vô’

VII) Phật Tánh là Vô Sinh, Vô Diệt

VIII) Phật Tánh là Vô Sinh chẳng phải Bất Sinh, A La Hán là Bất Sinh chẳng phải Vô Sinh

IX) Chứng Vô Sinh pháp nhẫn là Kiến Tánh

__________________________________________

 

 

Vd = Ví dụ =Thí dụ

 

I) Chữ Bất, Thất, Vô

 

Vô là không, chỉ diễn tả một thực trạng không có ư phê phán về đạo đức

Vd:

       anh hùng vô danh = anh hùng không tên tuổi, sự phê phán về đạo đức là do danh từ ‘anh hùng’, chẳng phải do chữ Vô, chữ Vô trung lập

 

Chữ Thất dễ hiểu nhất : Thất có nghĩa là mất, cũng chỉ diễn tả một thực trạng không có ư phê phán về đạo đức

Vd :

       Cô X bị thất trinh. Chỉ có nghĩa là cô X mất trinh, không có ư phê phán về đạo đức của cô X

 

Chữ Bất có ư phê phán về đạo đức, và có nghĩa ngược lại với h́nh dung từ theo sau đó

Vd :

       một phụ nữ bất trinh là phụ nữ có tính t́nh lang chạ

       một kẻ bất trung là người phản trắc

 

 

II) Tiểu Long Nữ thất trinh chớ chẳng bất trinh

 

Tiểu Long Nữ là nhân vật trong Thần Điêu Hiệp Lữ của Kim Dung , là người con gái đẹp như thiên tiên và ngây thơ trong trắng. Chẳng may, nàng bị Doăn Chí B́nh cưỡng hiếp _-nên thất trinh.

Tiểu Long Nữ thất trinh chớ chẳng bất trinh

 

 

III) Thất kính và bất kính

 

Một Vd khác tỏ rơ sự khác biệt giữa Thất và Bất là Thất kính và bất kính. ‘Thất kính’ thường được dùng đại khái như thế này ‘Tôi không rơ chuyện , nên có cử chỉ Thất kính với ông, Xin thứ lỗi’. Vô t́nh Thất kính, chớ chẳng phải thật sự có ḷng bất kính.

 

 

IV) Thất tiết có thể chẳng bất trinh

 

Người đàn bà ‘gần gũi’ một người đàn ông chẳng  phải là chồng ḿnh là Thất tiết . Nhưng một phụ nữ Thất tiết mà chẳng bất trinh, nếu phụ nữ đó bị cưỡng hiếp chẳng hạn _-không có tính t́nh lang chạ nên chẳng phải là bất trinh.

 

 

V) Đạo Đức Kinh : trời đất bất nhân

 

Đạo Đức Kinh của Lăo Tử có một câu nổi tiếng:

       Thiên địa bất nhân

câu này thường được người nước ta dịch là

       trời đất không có ḷng nhân

Dịch như vậy th́ không ổn, v́ ‘bất nhân’ không có nghĩa là ‘không có ḷng nhân’ ; phải dịch là :

       trời đất bất nhân

‘bất nhân’ là chữ Hán Việt, ta quen dùng, dùng thường ; nên

       trời đất bất nhân

có nghĩa rơ ràng

(Chữ ‘bất’ có nghĩa phản lại , nên ‘bất nhân’ không có nghĩa là ‘không có ḷng nhân (từ)’, mà có nghĩa phản lại với ‘nhân từ’, tức là tàn nhẫn, tàn ác)

 

 

VI) Một số chữ ‘vô’

 

Vô chỉ có nghĩa là không. Điều cần lưu ư là một số chữ ‘vô-X’, tức không X, thường hiểu theo nghĩa bóng.

a) anh hùng vô danh

       anh hùng không tên (tuổi)

người anh hùng thật ra có tên họ đấy chứ, v́ lư do nào đó, thiên hạ không biết đến danh tánh anh hùng , nên gọi là vô danh

 

b) vô nhân. Chữ nhân đây không phải là nhân từ, mà là người, loài người.

       vô nhân = không phải là người, không phải là loài người.

Chữ Vô vốn dĩ trung lập, nhưng vô nhân (= không phải là người), nếu dùng làm câu chưởi, th́ là câu lăng nhục người ta.

 

c) vô ngă

Nghĩa của chữ vô ngă, thuật ngữ Phật pháp, cũng giống như chữ vô nhân ở trên

       vô nhân = không phải là người (không phải là loài người).

       vô ngă = không phải là ngă, không phải là Ta.

Đây là nghĩa thật sự của ‘vô ngă’ , mà Phật giảng trong Kinh Ngăớng.

Trước khi Phật pháp du nhập Trung Hoa, đă có chữ vô ngă, và có nghĩa là

       vô ngă = quên ta, không v́ ta, không vị ngă

 

 

VII) Phật Tánh là Vô Sinh, Vô Diệt

 

Vô Sinh, Vô Diệt = Không Sinh, Không Diệt

             = chưa hề sinh ra, không bao giờ bị diệt

 

Phật Tánh Vô Sinh, Vô Diệt nói lên sự Đại b́nh đẳng của Phật pháp. Tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh và Phật Tánh Vô Sinh Vô Diệt. Phật Tánh của Phật và chúng sinh đều chưa hề bị Ông Thần nào sinh ra ; và sẽ không bao giờ bị diệt.

 

 

VIII) Phật Tánh là Vô Sinh chẳng phải Bất Sinh, A La Hán là Bất Sinh chẳng phải Vô Sinh

 

Vô Sinh nói lên thực trạng, sự kiện   : chưa hề sinh ra, không bao giờ bị sinh ra

Chữ Bất có ư nghĩa phản lại với chữ theo sau, cho nên :

       Bất Sinh = (sẽ) chẳng sinh ra nữa

             = (sẽ) chẳng sinh lại nữa

Bất Sinh, do đó, là thuật ngữ Phật pháp, nói lên sự thoát ṿng luân hồi

((sẽ) chẳng sinh lại nữa)

 

Do đó,

       Phật Tánh là Vô Sinh chẳng phải Bất Sinh,

       A La Hán là Bất Sinh chẳng phải Vô Sinh

(A La Hán chẳng phải là Vô Sinh v́ A La Hán đă từng sinh ra, rồi tu hành đắc đạo, mà trở thành Bất Sinh)

 

 

IX) Chứng Vô Sinh pháp nhẫn là Kiến Tánh

 

       Kiến Tánh là Chứng ngộ Phật Tánh

       Phật Tánh là Vô Sinh

nên

       Kiến Tánh là Chứng Vô Sinh pháp nhẫn

 

(C̣n đắc A La Hán là được Bất Sinh pháp nhẫn)

*

*

* Lê Anh Chí *

____________

*

*

TrangNhà LêAnhChí www.LeAnhChi.com

       Mục Lục Vua Lê Thái Tổ giỏi hơn Gia Cát Lượng

Mục Lục Vua Lê Thái Tổ không hề giết hại công thần

       Mục Lục Vua Lê Thái Tổ là bậc thánh vương

 

       Mục Lục Thơ về Vua Lê Thái Tổ

       Mục Lục Thơ T́nh

 

     Mục Lục Danh Tướng của vua Lê Thái Tổ

Mục Lục Lưu Nhân Chú

       Mục Lục Đại Việt S Toàn Thư quốc sử nhà Trịnh’

Mục Lục Nguyễn Trăi

       Mục Lục Trần Nguyên Hăn

 

Mục Lục Tam Quốc

       Mục Lục Trưng Triệu

-------------------------------------------------------------

* ViệtSử, Văn 1 * ViệtSử, Văn 2 * ViệtSử, Văn 3 * Thơ *

---------------------------------------------------------------

* Trang Chính * Bài mới LêAnhChí * Bài mới Kiến Tánh *

--------------------------------------------------------------------------

* Mục Lục * Nối kết Phật Pháp * Gia * Nối kết Văn Học * Bài Xưa *

--------------------------------------------------------------------------

*

Liên Kết TrangNhà Kiến Tánh:

* Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *Bài mới Kiến Tánh *