Trúc (Cúc) Hiên Tiên Sinh, Hội-nguyên Lê Đ́nh Diên (1824-1883)

 

                          Lê Anh Chí

 

__________________________________________

Dàn Bài :

I) Lược Sử

II) Hội Nguyên, Đốc-học Hà-nội

III) Cụ nhà tên "Diên" hay "Duyên" ?

IV) Nhậm chức hay đi đày ?

V) Trúc Hiên và Cúc Hiên

VI) Không luyện vơ

VII) Bóng Nước Hồ Gươm

VIII) Có con nuôi họ Bùi

IX) Quốc Tử Giám Tư Nghiệp

X) Quân Tử Thành Mỹ

XI) Ba ngh́n đệ tử

XII) Đám tang

XIII) Bia Lư Quốc Sư(Minh Không thiền)

XIV) Tác Phẩm

XV) Chiếc áo tiến-sĩ

XVI) Liên hệ giữa họ Lê và ông Nguyễn Hiến Lê

__________________________________________

 

Tác giả bài viết này là cháu gọi ông Lê Đ́nh Diên bằng ông sơ. Nghĩa là từ ông Lê Đ́nh Diên đến tôi (kể cả tôi), tổng cộng có năm đời : ông Lê Đ́nh Diên là ông nội của ông Lê Đ́nh Kiện , ông Lê Đ́nh Kiện là ông nội của tôi.

 

 

I) Lược Sử

 

Sanh năm Giáp-thân.

làng Nhân Mục (Hạ-đ́nh), Thanh Tŕ, Hà Đông

Húy Diên, tự Cúc Linh, hiệu Trúc Hiên và Cúc Hiên .

Cử nhân khoa Mậu-thân (1848)

Hội-nguyên, Hoàng-giáp khoa kỷ dậu (1849)

Tri phủ Long An

Biên tu Hàn-lâm Kiểm-thảo

1860 : Tu soạn, Đốc-học Nghệ An, Đốc-học Hà Nội, hàm Tư Nghiệp

1870 : cáo quan về nghỉ , mở trường dạy học, địa chỉ trường là số 39 Phố Hàng Đậu, Hà Nội

Sau , được vời ra làm Quốc Tử Giám Tế Tửu, Trúc-Hiên-công viện cớ đau ốm, cố từ

Thọ 60 tuổi.Thụy : Đoan-trực.

 

 

II) Hội Nguyên, Đốc-học Hà-nội

 

Thành tích của nhà khoa bảng Lê Đ́nh Diên là đỗ Hội Nguyên, chức vụ chính là  Đốc-học Hà-nội.

Thi đ́nh cũng là kết quả tốt : Hoàng-giáp. Khoa thi ấy, đỗ cao nhất là Hoàng-giáp và chỉ có hai người Hoàng-giáp mà thôi.

Chức vụ chính của ông Lê Đ́nh Diên là  Đốc-học Hà-nội , nhà mô phạm ; xem đó là việc của người quân tử, chức năng của cuộc đời ḿnh. Lại là một chức quan, song Đốc-học Hà-nội là chức thanh cao, tránh được nhiều chen chúc nơi ṿng danh lợi.

 

 

III) Cụ nhà tên "Diên" hay "Duyên" ?

 

Ông Trúc Hiên tên là "Diên" .

Cuốn Bóng Nước Hồ Gươm viết tên ông là Duyên, con cháu hầu hết cũng nghĩ rằng tên ông là Duyên, trong cuốn Hồi Kư, Nguyễn Hiến Lê cũng nghĩ như vậy. Tại sao ?

Tôi nghĩ rằng :

_ngày xưa sợ phạm húy, nên con cháu nói trại tên ông là Duyên, lâu dần quen đi tưởng đó là tên thực.

_lại thêm, nhiều người không hiểu nghĩa chữ Diên.

 

 

IV) Nhậm chức hay đi đày ?

 

Ông Trúc Hiên sau khi thi đỗ được bổ làm Tri phủ Long An, có lẽ là bị đi đày v́ không hối lộ các ông lớn trong triều ?

Bây giờ vào Nam, được xem như đến ‘thiên đàng’, ngày xưa lặn lội từ Hà Đông vào Long An là cả một vấn đề. Vả lại, Long An lúc ấy có bệnh dịch (bệnh đậu mùa ?) th́ phải. Vào Long An, Ông Trúc Hiên bị trúng bịnh ngay, rất nặng, rốt cuộc phải cáo bệnh về quê.

 

 

V) Trúc Hiên và Cúc Hiên

 

Ông Lê Đ́nh Diên có hiệu là Trúc Hiên và Cúc Hiên

Trúc Hiên th́ dễ hiểu thôi, v́ Trúc là tượng trưng cho người quân tử.

C̣n sao lại gọi là Cúc Hiên?

_V́ ông sơ tôi rất yêu hoa cúc, dưới hiên sau cửa đầy hoa cúc.

Biệt-hiệu Cúc Hiên được dùng nhiều hơn. Trường của ông được gọi là trường Cúc Hiên, v́ sự hiện diện của hoa cúc. Gọi Ông Trúc Hiên theo tên trường, có thể xem như là một sự tốt đẹp vậy.

Trong bài viết này, tôi gọi Ông bằng cả hai hiệu :Trúc Hiên và Cúc Hiên.

 

 

VI) Không luyện vơ

 

Ông Cúc Hiên không luyện vơ, mặc dù cụ thân sinh ra ông tinh thông thập bát ban vơ nghệ, mặc dù truyền thống trong nhà là văn ôn vơ luyện. Mặc dù tổ tiên họ Lê, dưới triều đại Lê Trung Hưng đời đời làm đại thần, văn vơ toàn tài ; làm tướng văn, tướng vơ, có Tiến Sĩ văn và Tiến Sĩ vơ .

Việc này quan trọng v́ bắt đầu từ đời Trúc Hiên tiên sinh (nhà Nguyễn), con cháu của ông Cúc Hiên chỉ luyện văn mà thôi.

Việc này quan trọng v́ Trúc Hiên tiên sinh bị bọn Đồ Phổ Nghĩa (ba người) hành hung ở ngoại thành Hà-nội.

 

 

VII) Bóng Nước Hồ Gươm

 

Trong cuốn truyện dă sử Bóng Nước Hồ Gươm, tác giả Chu Thiên kể nhiều về Ông Trúc Hiên . Ông là nhân vật then chốt trong quyển 1; Bóng Nước Hồ Gươm gồm hai quyển, tả cuộc kháng Pháp của dân ta , vào khoảng thời gian Đồ Phổ Nghĩa đánh thành Hà-nội.

Truyện khá hay , cách hành văn hơi giống tiểu thuyết vơ hiệp.

 

Trúc Hiên tiên sinh bị bọn Đồ Phổ Nghĩa (ba người) hành hung ở ngoại thành Hà-nội, v́ Ông bắt gặp Đồ Phổ Nghĩa đang vẽ họa đồ Hà-nội, và Ông bảo hắn không được quyền làm thế.

 

 

VIII) Có con nuôi họ Bùi

 

Ông Cúc Hiên có một người con nuôi họ Bùi (không hiểu sao không đổi sang họ Lê). Con cháu vị này cho đến nay vẫn tự xem là người họ Lê ; và hậu duệ ông Cúc Hiên cũng xem những vị này là họ hàng thân thiết.

 

 

IX) Quốc Tử Giám Tư Nghiệp

 

Ông Cúc Hiên thường được gọi là quan Quốc Tử Giám Tư Nghiệp. Trong cuốn Hồi Kư, Nguyễn Hiến Lê cũng gọi như vậy. Sự thực th́ Ông Trúc Hiên chưa từng giữ chức Quốc Tử Giám Tư Nghiệp.

Sở dĩ có danh xưng như vậy là v́ :

_hàm của ông là Tư Nghiệp

_ông được vời ra làm Quốc Tử Giám Tế Tửu, nhưng viện cớ đau ốm, cố từ .

Được phong làm, nhưng không nhận, nhưng vẫn được gọi là Quốc Tử Giám Tư Nghiệp ; đây là việc thường thấy trong cuộc đời.

 

 

X) Quân Tử Thành Mỹ

 

Ông tự hào là nhà mô phạm lớn; xem đó là việc của người quân tử, chức năng của cuộc đời ḿnh. 

Ông thích nhất câu Quân Tử Thành Nhân Chi Mỹ (người quân tử lấy việc làm thành toàn cho người, làm đẹp)

Câu này gọi tắt là Quân Tử Thành Mỹ (chính ra là nhà nho chơi chữ, bỏ đi hai chữ , c̣n lại bốn, để súc tích hơn, và để xem thiên hạ có hiểu không) .

Ông thân của tôi kể rằng bốn chữ Quân Tử Thành Mỹ trước kia được khắc trên ngưỡng cửa nhà trường Cúc Hiên.

V́ thế ông Vũ Nhự (kém Ông Cúc Hiên 16 tuổi, Đốc-học Hà-nội sau này) có tặng Ông một bức hoành với chữ Quân Tử Thành Mỹ

 

 

XI) Ba ngh́n đệ tử

 

Ông Trúc Hiên có nhiều học tṛ, hơn ba ngh́n đệ tử ; v́ mười năm làm Đốc-học Hà-nội , khoảng 13 năm tư thục và v́ là nhà khoa bảng , nhà giáo nổi tiếng.

 

Sách " Các nhà khoa bảng Việt nam ": học tṛ nhiều người thành đạt.

Và nhiều người tử tế : để tạ ơn thầy, họ đă chung nhau tiền xây lại trường học Cúc Hiên bằng gạch lợp ngói , v́ ban đầu trường học chỉ là một ngôi nhà gỗ lợp lá .

 

 

XII) Đám tang

 

Đám tang Ông rất lớn. Nội số học tṛ đă đông rồi, lại thêm văn hữu, thi hữu, thân sĩ . . . Chuyện kể rằng đầu đám tang đă đến làng Nhân Mục (Hạ-đ́nh) mà phần cuối vẫn c̣n ở thành Hà-nội (thành Hà-nội ngày xưa).

Chi phí lớn đến nỗi tang gia phải bán nhà ở (bên cạnh trường học) mà trang trải ; rồi dọn về ở trường học. Từ đó, trường học Cúc Hiên trở thành nhà ở của họ Lê. Trong đó có một gian làm từ đường.

( Từ đường này là từ đường của họ Lê, chớ không phải chỉ để thờ ông Cúc Hiên. Ngoài ra, từ đường chính của họ Lê ở làng Nhân Mục ).

 

 

XIII) Bia Lư Quốc Sư(Minh Không thiền)

 

Đền Lư Quốc Sư, s nhà 50 ph Quốc Sư, vốn là tịnh của vua xây cho v Quốc sư , cạnh chùa Báo Thiên. QuốcchínhMinh Không thiền sư , người làng Điềm (huyện Gia Viễn, Ninh B́nh) . Năm 1138, ngài chữa khỏi bệnh cho vua Thần Tông nên được tôn làm Quốc Sư. Sư mất tháng 8 năm Tân Dậu (1141). Tương truyền , thần thông c̣n là T ngh đúc đồng.

 

Đền c̣n tấm bia do Ông Đ́nh Diên soạn năm T Đức th 8 (1855) nhân dịp trùng tu.

 

 

XIV) Tác Phẩm

 

Tác Phẩm của Ông Đ́nh Diên ( trích từ sách Di Sản Hán Nôm Việt Nam và Trang Nhà Viện Nghiên Cứu Hán Nôm) :

 

1. CÚC HIÊN THI Tập

Tập thơ của Đ́nh Diên (80 tr. ): thơ cảm hoài như nh quê, nh bạn xưa, chạy loạn, thu buồn; H Tây hoài c, nh Hương Sơn, khóc rút quân, một ḿnh ban đêm; xúc động gặp đ́nh Quảng Minh... Thơ ngâm vịnh, t cảnh như vịnh cây nhăn, chơi xuân, hẹn bạn đi chơi h, thưởng cúc, gió mát trên sông, trăng sáng trong rừng, lên ch trời Sài Sơn... Thơớng họa, tiễn tặng như Thơ họa Thái Viên ông, thơ mừng ông Huấn đạo Phú Xuyên, mừngCông, tặng thầy chùa...

2. CÚC HIÊN TIÊN SINH THI VĂN Tập
1 bản viết (2T Thượng H), 358 tr., 25 x 18.  
Thượng: Cúc Hiên tiên sinh thi thảo, phần nhiềuthơ tiễn tặng, vịnh cảnh, thuật hoài... ; Cúc Hiên tiên sinh văn thảo, phần nhiều là văn chúc mừng, châm, minh, văn bia, , tựa...

H: khánh, điếu, câu đối mừng tặng, phúng viếng, văn bia, , minh, tựa

 

3. CÚC HIÊN TIÊN SINH VĂN Loại

1 bản viết, 318 tr., 27 x 16.
Châm, minh, t, , trướng, tế văn, văn văn, h văn... làm t năm ất Sửu (1865) đến năm Nhâm Thân (1872). 4 bài thơ t thuật; một s bài thơ, câu đối của các danh nhân đương thời.

 

Trên đây là những tập thơ, văn do Cúc Hiên tiên sinh sáng tác.

 

ới đây là những tập "tập làm văn" của học tṛ trường Đốc học Đ́nh Diên :

 

4. Các biểu, chiếu, luận, t lục của trường Cúc Hiên

4.1. CÚC HIÊN BIỂU TUYỂN // [Cúc Trường Nh Giáp LÊ TIÊN SINH Văn Tập ].
56 bài biểu do học tṛ trường Đốc học Đ́nh Diên soạn, đ tài lấy t Bắc s các sách kinh điển của nhà nho, dùng làm mẫu cho người tập làm văn. Mỗi bài đều ghi tên người làm (như Nguyễn Thù, Nguyễn L, Nguyễn Chẩn, Phan Văn Ngh, Cao Duy Thanh, Nguyễn Duy Xán... ) s điểm.

4.2. CÚC HIÊN CHIẾU TUYỂN /[ Cúc Trường Nh Giáp LÊ TIÊN SINH CHIẾU Tập/
56 bài chiếu do học tṛ trường Đốc học Đ́nh Diên soạn, đ tài lấy t Bắc s các sách kinh điển của nhà nho, dùng làm mẫu cho người tập làm văn. Mỗi bài đều ghi tên người làm (như Phan Hữu Thường, Nguyễn Văn Vận, Tiến Lương... ) s điểm.

4.3. CÚC HIÊN Luận TUYỂN / [Cúc Trường Nh Giáp LÊ TIÊN SINH VĂN Tập ].
35 bài luận do học tṛ trường Đốc học Đ́nh Diên soạn, đ tài phần nhiều là những câu cách ngôn hoặc danh ngôn đưa ra đ giải thích, dùng làm mẫu cho người tập làm văn. Mỗi bài đều ghi tên người làm (như Nguyễn Miễn, Ngô La... ) s điểm.

4.4. CÚC HIÊN T Lục [ NHÂN Mục TIẾN SĨ LÊ CÚC HIÊN TIÊN SINH Trường VĂN ].
1 bản viết, 232 tr., 32 x 22, 1 mục lục.
81 bài chiếu, biểu, luận, văn sách làm theo th t lục, từng vế 4 ch, 6 ch đối nhau, do học tṛ trường Đốc học Đ́nh Diên soạn. Không ghi tên tác gi từng bài.

 

Những tuyển tập trên cho thấy Đốc học Đ́nh Diên rất lưu tâm đến phương pháp sư phạm, những phương thức làm văn.

 

 

XV) Chiếc áo tiến-sĩ

 

Trong một thời gian khá lâu, Văn Miếu ở Hà-nội có triển lăm một chiếc áo tiến-sĩ. Đó là áo tiến-sĩ của Ông Trúc Hiên mà nhà nước đă mượn của gia đ́nh họ Lê (Phố Hàng Đậu)

Trong chuyến về nước năm 1998, tôi có đi Hà-nội, nghe nói đến áo tiến-sĩ này, tôi cũng muốn xem, chiêm ngưỡng ; nào ngờ khi đến Văn Miếu, th́ cái áo tiến-sĩ đă biến mất !

Thế là họ Lê mất toi một báu vật.

 

 

XVI) Liên hệ giữa họ Lê và ông Nguyễn Hiến Lê

 

Trong cuốn Hồi Kư cuối cùng, ông Nguyễn Hiến Lê có nói đến liên hệ bà con với họ Lê (đây cũng là lần đầu tiên ông Nguyễn Hiến Lê nhắc đến họ Lê; trước đó, chỉ nhắc đến cụ Cúc Hiên tiên sinh thôi):

_ông nội của ông Nguyễn Hiến Lê có một người chị và người em cùng lấy ông Đỗ Uẩn.

_sau đó, ông Uẩn gả ái nữ cho cháu đích tôn của thầy học của ḿnh (cụ Đốc-học Hà-nội) là ông Lê Đ́nh Kiện.

 

Ông Lê Đ́nh Kiện là ông nội của tôi

Cha tôi là cháu ngoại của ông Đỗ Uẩn.

Do đó , cha tôi với ông Nguyễn Hiến Lê là cháu cô cháu cậu.

(Cũng thế , ông Đỗ Bàng (cháu nội của cụ Uẩn) với ông Nguyễn Hiến Lê cũng là cháu cô cháu cậu.)

 

Liên hệ bà con này tôi viết ra ở đây, v́ một sự kiện liên quan đến cụ Trúc Hiên : ông Đỗ Uẩn và ông nội của ông Nguyễn Hiến Lê đều là học tṛ của cụ Trúc (Cúc) Hiên.

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

 

Sách tham khảo

       Các nhà khoa bảng Việt nam, Ngô Đức Thọ (chủ biên), Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Hữu Mùi

 

       Gia phả họ Lê, làng Nhân Mục (Hạ-đ́nh)

 

       Di Sản Hán Nôm Việt Nam

       Hồi Kư, Nguyễn Hiến Lê

       Trang Nhà Viện Nghiên Cứu Hán Nôm  (internet)

*

*

TrangNhà LêAnhChí www.LeAnhChi.com

       Mục Lục Vua Lê Thái Tổ giỏi hơn Gia Cát Lượng

Mục Lục Vua Lê Thái Tổ không hề giết hại công thần

       Mục Lục Vua Lê Thái Tổ là thánh vương

 

       Mục Lục Thơ về Vua Lê Thái Tổ

       Mục Lục Thơ T́nh

 

     Mục Lục Danh Tướng của vua Lê Thái Tổ

Mục Lục Lưu Nhân Chú

       Mục Lục Đại Việt S Toàn Thưquốc sử nhà Trịnh’

Mục Lục Nguyễn Trăi

       Mục Lục Trần Nguyên Hăn

 

Mục Lục Tam Quốc

       Mục Lục Trưng Triệu

                    Mục Lục ‘Phá án Lê Chi viên’

                           Mục Lục Tấn Quận Công

       Mục Lục Những sai lầm của Trần Trọng Kim trong VNSL

Mục Lục Đ́nh thượng hầu

-------------------------------------------------------------

* ViệtSử, Văn 1 * ViệtSử, Văn 2 * ViệtSử, Văn 3 * Thơ *

---------------------------------------------------------------

* Trang Chính * Bài mới LêAnhChí * Bài mới Kiến Tánh *

--------------------------------------------------------------------------

* Mục Lục * Nối kết Phật Pháp * Gia * Nối kết Văn Học * Bài Xưa *

--------------------------------------------------------------------------

*

Liên Kết TrangNhà Kiến Tánh:

* Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *Bài mới Kiến Tánh *