Cung Oán Ngâm Khúc là oán chúa Trịnh chớ chẳng phải oán vua Lê.      Huỳnh Cung của chúa Trịnh th́ xa hoa lộng lẫy tráng lệ ; c̣n vua Lê th́ nghèo rớt mồng tơi.

( Ngọc Hân công chúa nói với chồng : ‘‘Cha em làm vua nghèo khó . . .’’ )

 

                    Lê Anh Chí

__________________________________________

Dàn Bài :

I) Nguyễn-gia-Thiềuớng , thi hào

II) Nguyễn-gia-Thiều ḍng dơi ớng cháu ngoại chúa Trịnh

III) Nguyễn-gia-Thiều hiệu úy Ôn Như hầu

IV) Nguyễn-gia-Thiều thiền gia : sĩ Thiền tông từng tu tập đạo tiên

V) Nguyễn-gia-Thiều Cung điện nguy nga Huỳnh Cung của chúa Trịnh

VI) Huỳnh Cung và Hoàng Cung

VII) Cung Oán Ngâm Khúc nói lên nỗi oán than của cung phi của chúa Trịnh

VIII) Ngọc Hân công chúa nói với chồng: ‘‘Cha em làm vua nghèo khó . . .’’

__________________________________________

 

 

HLNTC = Hoàng Lê nhất thống chí , Ngô gia văn phái

NHcc = Ngọc Hân công chúa

CONK = Cung Oán Ngâm Khúc

NGT = Ôn Như hầu Nguyễn-gia-Thiều

cc = công chúa

 

 

Bài này nói lên một sự kiện hiển nhiên: Cung Oán Ngâm Khúc là oán chúa Trịnh chớ chẳng phải oán vua Lê ; Vua Lê nghèo khó, chẳng thể tích trữ cung phi như chúa Trịnh , chẳng có cung phi oán Vua Lê.

Một sự kiện hiển nhiên , nhưng phải nói ra , v́ có nhiều người không nhận thức ra điều này, họ phê b́nh văn học sử, và ra rả nói rằng các cung phi oán Vua . . .

 

 

I) Nguyễn-gia-Thiềuớng , thi hào

 

sinh năm 1741

người làng Liễu-Ngạn, huyện Siêu-Loại, tỉnh Bắc-ninh

thân-ph là Nguyễn gia , thân-mẫu là Quỳnh Liên công-chúa Trịnh th Ngọc Tuân, con gái chúa Trịnh Cương

 

Lời bàn:

1) Con gái chúa Trịnh đáng lẽ phải gọi là quận-chúa mới đúng, nhưng chúa Trịnh cũng như chúa Nguyễn đều tiếm phạm gọi con gáicông-chúa

2) Nhà đặt tên công-chúa đều dùng ch ‘Ngọc’ ; chúa Trịnh cũng như chúa Nguyễn đều bắt chước, gọi con gái là Ngọc

3) Quỳnh Liên công-chúadanh hiệu ; c̣n Ngọc Tuântên húy

 

Nguyễn-gia-Thiều làmớng khá cao cấp. Điểm đặc biệtông c̣nthi hào. Ôngtác gi Cung Oán Ngâm Khúc, môt áng thi tuyệt tác.

 

 

II) Nguyễn-gia-Thiều ḍng dơi ớng cháu ngoại chúa Trịnh

 

1) Nguyễn-gia-Thiềucháu ngoại chúa Trịnh

Như đă nói ở trên, NGT là cháu ngoại chúa Trịnh Cương

 

2) Nguyễn-gia-Thiềuḍng dơi ớng, con nhà thế gia vọng tộc, t tiên từng được phongớc Công, tước Hầu.

Nếu ông không là cháu ngoại chúa Trịnh, th́ cũng được tập ấm làm quan.

 

 

III) Nguyễn-gia-Thiều hiệu úy Ôn Như hầu

 

Nguyễn-gia-Thiều năm 19 tuổi ra làm quan, làm hiệu úy.

(hiệu úy là chức quan khá cao (h ch úy th́ chẳng thấp) ; thời Đông Ngô Tam Quốc, L Túc là hiệu úy trước khi làm Đại Đô Đốc (nguyên soái))

Sau, ông được phong hầu, Ôn Như hầu.

T phong hầu v sau ông lại chuyên nghiên-cứu luyện-tập đạo Phật, đạo Tiên, không thích làm quan.

 

Khi Tây Sơn diệt nhà Trịnh, ông v ẩn, sống quê nhà rồi mất ( l bịnh) vào ngày mồng 9 tháng 5 năm Mậu-ngọ (năm 1798), hưởng th 58 tuổi.

 

 

IV) Nguyễn-gia-Thiều thiền gia : sĩ Thiền tông từng tu tập đạo tiên

 

Nguyễn-gia-Thiều sĩ Phật Giáo, ông là thiền gia , sĩ Thiền tông từng tu tập đạo tiên.

Ông từng t xưng là Hi Tôn T Như ư Thiền

 

 

V) Nguyễn-gia-Thiều Cung điện nguy nga Huỳnh Cung của chúa Trịnh

 

Là họ ngoại của chúa Trịnh, Nguyễn-gia-Thiều t nh đă từng lui tới ph liêu Cung điện nguy nga Huỳnh Cung của chúa Trịnh.

Khi trưởng thành, ông không thể lui tới Huỳnh Cung, trừ phi chức Hiệu-uư của ông là quản lĩnh quân túc v Huỳnh Cung của chúa Trịnh (Rất có thể chức Hiệu-uư của ôngnhư vậy)

Do đó , ông hiểu nỗi kh đau của Cung phi của chúa Trịnh. Ta có thể xem đây là tấm ḷng lân mẩn, sự cảm thông của một nhà thơ đối với những đóa hoa sắc nước hương trời đang ủ dột ưu sầu. Ta cũng có thể xem đây là sự cảm thông của một cư sĩ Phật Giáo trước nỗi khổ đau của thế nhân.

Huỳnh Cung của chúa Trịnh rất xa hoa lộng lẫy tráng lệ . . .

 

 

VI) Huỳnh Cung và Hoàng Cung

 

Vua Lê có Hoàng Cung.

Chúa Trịnh không dám xưng đế, nhưng tự xem là vua, bắt các quan phải trung thành với chúa và cũng có Hoàng Cung. V́ Hoàng Cung là chữ dành cho cung điện của vua, nên Chúa Trịnh đành gọi trệch đi tên của cung điện của chúa là Huỳnh Cung.

 

Huỳnh Cung của chúa Trịnh th́ xa hoa lộng lẫy tráng lệ. Điều này ta có thể biết được là nhờ lời tường thuật trong Thượng Kinh kỷ sự của Hải Thượng Lăn Ông Lê Hữu Trác, đệ nhất danh y đại phu của nước ta: có lần Lăn Ông được mời vào chữa bệnh cho thế tử nhà Trịnh (tức Trịnh Cán) và đă tả lại sự huy hoàng chói lọi kiều diễm của Huỳnh Cung.

 

C̣n Hoàng Cung của Vua Lê th́ rất sơ sài. Vua Lê ta nghèo rớt mồng tơi, tiếng là vua nhưng thường bị khủng bố, có khi bị hiếp đáp ngặt nghèo, bị thiếu thốn (có khi bị giết).

 

 

VII) Cung Oán Ngâm Khúc nói lên nỗi oán than của cung phi của chúa Trịnh

 

Hoàng Cung của Vua Lê rất sơ sài. Vua Lê ta nghèo rớt mồng tơi, và dĩ nhiên chẳng có thể chứa cung phi đầy ăm ắp như chúa Trịnh.

 

Vua có thể có khoảng 4 hoặc 5 phi tần, đại khái có hậu , có phi để vua hú hí cho có vẻ là Hoàng đế. Cung nữ , phi tần của vua đều có thể ăn lương làm gián điệp cho chúa Trịnh (Tuy nhiên, người con gái khi tiến cung có thể làm gián điệp cho chúa Trịnh ; nhưng khi trở thành vợ vua, th́ không chịu làm gián điệp cho chúa Trịnh nữa). Xét cho cùng, ngay trong Hoàng Cung , Vua Lê chỉ có thể tin tưởng, tín nhiệm các Hoàng-tử và công-chúa thôi.

Phi tần của vua th́ chỉ có mấy người, ai nấy đều thường ‘gần gũi’ vua, chẳng hề bị bỏ rơi, chẳng có lư do oán thán.

C̣n chúa Trịnh làm chúa để tận hưởng lạc thú ở thế gian, Huỳnh Cung xa hoa lộng lẫy tráng lệ, cung phi đầy ăm ắp, để đó cho chúa ngự, khi chúa hứng thú.

 

Cung Oán Ngâm Khúc nói lên nỗi oán than của cung phi của chúa Trịnh chớ chẳng phải oán vua Lê.

 

 

VIII) Ngọc Hân công chúa nói với chồng: ‘‘Cha em làm vua nghèo khó . . .’’

 

Theo Hoàng Lê nhất thống chí, Ngọc Hân công chúa có nói với chồng như thế này: ‘‘Cha em làm vua nghèo khó . . .’’

 

Lời bàn:

1) HLNTC là tiểu thuyết lịch sử, chẳng phải là sử, lại xuất bản dưới thời nhà Nguyễn, nên có nhiều điều chẳng nên tin ( v́ có nhiều điều dính dáng đến nhà Tây Sơn).

Điều đó không có nghĩa là tất cả những điều viết trong HLNTC đều chẳng đáng tin.

Câu nói này của Ngọc Hân công chúa chỉ là tả thực cảnh; thiết nghĩ NHcc quả có nói câu này.

 

2) Câu nói này của NHcc thường được dịch là ‘‘Cha tôi làm vua nghèo khó . . .’’. Tôi nghĩ rằng Ngọc Hân công chúa xưng ‘em’ th́ đúng hơn :

_-trước mặt mọi người, th́ NHcc xưng ‘thiếp’ với chồng như những phụ nữ văn nhă, quí tộc thời đó

_-nói riêng với chồng , th́ Ngọc Hân công chúa xưng ‘em’ thân mật như người dân thường thường bậc trung:

       Ngọc Hân công chúa chẳng xưng ‘tôi’ v́ công chúa là yểu điệu thục nữ, là tuyệt sắc giai nhân (các giai nhân ít khi nào xưng ‘tôi’)

       NHcc có thói quen xưng hô thân mật giản dị trong Hoàng Cung. Do hoàn cảnh đặc biệt (vua Lê và các Hoàng-tử , công-chúa thật ra là những k b giam lỏng), t́nh cảm nhà vua với các con rất là khắng khít ; vua Hiển Tông chắc chẳng bao gi xưng Trẫm với các con, Ngọc Hân công chúa cũng gọi vua bằng cha xưng con, thỉnh thoảng gọi vua là Phụ-hoàng trước mặt mọi người. C̣n với các Hoàng-tử, NHcc gọi là anh , xưng em, miễn gọi là Hoàng-huynh . . .

 

 

Câu nói này của Ngọc Hân công chúa chỉ là tả thực cảnh, nhưng chép ra ở đây, để làm sáng tỏ thực trạng Vua Lê chúa Trịnh. Và câu nói này chỉ là một phần sự thực : vua Hiển Tông b Trịnh Sâm hiếp đáp d dội, chịu cảnh thiếu thốn ; Trịnh Sâm c̣n giết thái t Duy , môt hành vi đại nghịch đạo : giết thái t th́ tội cực nặng, thái t cũng gần nhưvua . . .

 

Câu nói này của Ngọc Hân công chúa chỉ là tả thực cảnh, nhưng chép ra ở đây, v́ đó là câu nói của vị công chúa thiên tiên, cc đă nói vậy, tất có nhiều người chịu khó nhớ câu này, và do đó hiểu lịch sử hơn.

 

 

Kết :

 

Bài này nói lên một sự kiện hiển nhiên: Cung Oán Ngâm Khúc là oán chúa Trịnh chớ chẳng phải oán vua Lê ; Vua Lê nghèo khó, chẳng thể tích trữ cung phi như chúa Trịnh , chẳng có cung phi oán Vua Lê.

Một sự kiện hiển nhiên , nhưng phải nói ra , v́ có nhiều người không nhận thức ra điều này, họ phê b́nh văn học sử, và ra rả nói rằng các cung phi oán Vua . . .

 

Cũng như một sự kiện hiển nhiên khác: Đại Việt Sử Kư Toàn Thư là quốc sử của nhà Trịnh, chẳng phải của nhà Lê. Đây là một sự kiện hiển nhiên , nhưng tôi đă viết đến 8 bài (tính đến tháng 6-2009) và c̣n có bài viết khác về việc này, v́ sự kiện này là mấu chốt của những lời phê b́nh sai lầm khủng khiếp về Vua Lê Thái Tổ, vị đại anh hùng , bậc thánh vương.

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

 

Sách tham khảo

       Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Sử quan đời Trần và Lê (bị sửa đổi bởi nhà Mạc, nhà Trịnh)

       Đại Việt Thông Sử, Lê Quí Đôn

       Lam Sơn Thực Lục, Nguyễn Trăi viết theo lời kể của vua Lê Thái Tổ (bị sửa đổi)

       B́nh Ngô Đại Cáo, vua Lê Thái Tổ

       Việt Giám Thông Khảo Tổng Luận, Lê Tung

       Việt sử Tiêu án, Ngô Th́ Sĩ

       Đại Việt Sử Lựơc, tác giả khuyết danh (thời Trần Phế Đế)

       Khâm Định Việt S Thông Giám Cương Mục, s quan triều Nguyễn

       Hoàng Lê nhất thống chí , Ngô gia văn phái

       Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú

 

       Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim

       Các nhà khoa bảng Việt nam, Ngô Đức Thọ (chủ biên), Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Hữu Mùi

       Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm

       Nguyễn Trăi Toàn Tập, Mai Quốc Liên, Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Khuê, Kiều Thu Hoạch

 

       Đông Châu Liệt Quốc

       Hán Sở Tranh Hùng

       Sử Kư , Tư Mă Thiên

       Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, La Quán Trung, dịch giả Tử Vi Lang

 

       Tôn Tử Binh Pháp, Tôn Tử

       Ngô Tử Binh Pháp, Ngô Khởi

       Thái Công Binh Pháp

 

*

*

TrangNhà LêAnhChí www.LeAnhChi.com

       Mục Lục Vua Lê Thái Tổ giỏi hơn Gia Cát Lượng

Mục Lục Vua Lê Thái Tổ không hề giết hại công thần

       Mục Lục Vua Lê Thái Tổ là bậc thánh vương

 

       Mục Lục Thơ về Vua Lê Thái Tổ

       Mục Lục Thơ T́nh

 

     Mục Lục Danh Tướng của vua Lê Thái Tổ

Mục Lục Lưu Nhân Chú

       Mục Lục Đại Việt S Toàn Thư quốc sử nhà Trịnh’

Mục Lục Nguyễn Trăi

       Mục Lục Trần Nguyên Hăn

------------------------------------------------------

* Việt Sử, Văn Học 1 * Việt Sử, Văn Học 2 * Thơ *

-----------------------------------------------------------

* Trang Chính * Bài mới LêAnhChí * Bài mới Kiến Tánh *

--------------------------------------------------------------------------

* Mục Lục * Nối kết Phật Pháp * Gia * Nối kết Văn Học * Bài Xưa *

--------------------------------------------------------------------------

*

Liên Kết TrangNhà Kiến Tánh:

* Trang Chính * M ụ c  L ụ c  * Đoản Luận * Thơ *Bài mới Kiến Tánh *