Chữ Công thần, Chữ Trí tự, Danh chức
Thượng Đại tướng quân, Danh chức
Đại phu, Hầu tước vinh phong cho công thần
triều Lê Thái Tổ 2
( Hầu tước , Chữ Công thần : chỗ thiếu sót trong Việt Nam Sử
Lược )
( Nhận ra thứ bực Công thần theo
tước Hầu , theo số Chữ Công thần )
Lê Anh Chí
__________________________________________
Dàn Bài :
ĐVSKTT = Đại Việt Sử Kư
Toàn Thư
Dẫn nhập : ĐVSKTT,
quyển 10, biển ngạch công thần
IV) Chữ công
thần: Suy Trung, Đồng Đức,
Hiệp Mưu, Bảo Chính vv công thần
V) Chữ công thần: Lũng
Nhai công thần truy phong nghĩa sĩ Lê Lai
VI) Tối đa 8 chữ công thần , trừ nghĩa sĩ Lê Lai và ḍng dơi
của nghĩa sĩ (10 chữ)
VII) Tước
Hầu
VIII) Là công
thần nếu có tước hầu, có Chữ công thần, có chữ Trí tự
IX) Chẳng
phải công thần nếu Không có tước hầu,
Không có Chữ công thần, Không
có Tước chữ Trí tự
X) Có khoảng 250 công
thần, vào năm 1428
__________________________________________
ĐVSKTT = Đại Việt Sử Kư
Toàn Thư
VNSL = Việt Nam Sử Lược (
Trần Trọng Kim )
LTHCLC = Lịch triều hiến
chương loại chí (Phan Huy Chú)
LSTL = Lam Sơn Thực Lục
LNC = Ông Lưu Nhân Chú
NT = Ông Nguyễn Trăi
TNH = Ông Trần Nguyên Hăn
TTK = Ông Trần Trọng Kim
PHC = Ông Phan Huy Chú
Dàn Bài của bài trước:
Dẫn nhập 1 : Trước
hết, ban thưởng quân nhân Thiết
đột
Dẫn nhập 2 : Sau đó, Đại hội các quan văn vơ để
định công, ban thưởng
I) Tước chữ
Trí tự:Thượng trí tự, Đại
trí tự, Trí tự
II) Danh chức:
thượng tướng quân, đại tướng quân , tướng quân
III) Danh
chức đại phu : Vinh lộc đại phu, Trung
lượng đại phu, Trung vũ đại phu,
Triều liệt đại phu
Vua Lê Thái Tổ rất trọng đăi công thần, nhà vua
đă nghĩ ra nhiều cách để vinh phong công thần:
Chữ Công thần, Chữ Trí tự, Danh
chức Thượng Đại tướng quân, Danh
chức Đại phu, Hầu tước. V́ công thần khá nhiều mà tài nguyên quốc
gia có hạn, phải có chữ sắc phong để công
thần được vinh hiển.
Những chữ Trí Tự
(Thượng, Đại Trí Tự , Trí
Tự), đến Chữ Công thần (Suy Trung, Đồng Đức, Hiệp
Mưu, Bảo Chính vv ) là đặc biêt triều Lê .
Đặc biệt hơn nữa là người nào được
phong làm ‘xx công thần’ th́ được tự xưng
là ‘xx công thần’. Có
chín bực Hầu tước vinh phong cho công thần
triều Lê Thái Tổ.
Có thể nhận ra thứ bực Công
thần theo tước Hầu , theo số Chữ Công thần.
Dẫn nhập : ĐVSKTT,
quyển 10, biển ngạch công thần
Đại Việt Sử Kư Toàn
Thư :
{{
[năm Thuận Thiên 2 (1429)]
Tháng 5, ngày mồng 3, ban
biển ngạch công thần cho 93 viên:
Huyện thượng
hầu 3 người là Lê [67a] Vấn, Lê Sát, Lê Văn
Xảo.
Á thượng hầu 1
người là Lê Ngân.
Hương thượng
hầu 3 người là Lê Lư, Lê Văn Linh, Lê Quốc
Hưng,
Đ́nh thượng
hầu 14 người là Lê Chích, Lê Văn An, Lê Liệt, Lê
Thố, Lê Lễ, Lê Chiến, Lê Khôi, Lê Đính, Lê Chuyết,
Lê Lỗi, Lê Nhữ Lăm, Lê Sao, Lê Kiệm, Lê Lật.
Huyện hầu 14
người là: Lê Bị, Lê B́, Lê Bĩ, Lê Náo, Lê Thụ, Lê
Lôi, Lê Khả, Lê Bồi, Lê Khả Lang, Lê Xí, Lê Khuyển, Lê
Bí, Lê Quốc Trinh, Lê Bật.
Á hầu 26 người là
bọn Lê Lạn, Lê Trăi.
Quan nội hầu 16
người là bọn Lê Thiệt, Lê Chương.
Quan phục hầu 16
người là bọn Lê Cuống, Lê Dao.
Thượng trí tự
Trước phục hầu 4 người là bọn Lê
Khắc Phục, Lê Hài.
}}
Nhận xét sơ khởi:
1) biển ngạch công thần này có
97 người, không phải 93 :
3+1+3+14+14+26+16+16+4 = 97
2) Không thấy tên
ông Lưu Nhân Chú và ông Trần Lựu trong
số 37 đệ nhất công thần
được liệt kê. Thật quái dị !
Điểm quái dị này cho thấy là biển ngạch công
thần trong ĐVSKTT đă bị sửa đổi.
3) Các công thần đă được
phong hầu năm trước (1428), vào dịp ‘‘Đại hội các quan văn vơ để
định công, ban thưởng’’ ; lúc này (năm
1429) , chỉ khắc biển ngạch thôi.
IV) Chữ công
thần: Suy Trung, Đồng
Đức, Hiệp Mưu, Bảo Chính vv công thần
1) Các chữ sắc phong
cho các công thần: Suy Trung, Đồng Đức, Tán
Trị, Hiệp Mưu, Bảo Chính, Dương Vũ vv là
rất quan trọng, quan trọng chỉ kém tước
hầu.
2) Người nào đáng
được phong chữ nào th́ đặc xét gia phong
chữ đó. Như ‘‘Suy Trung, Tán Trị, Hiệp Mưu’’
th́ gia phong cho các công thần có mặt từ lúc đầu
khởi nghĩa.
Ông Lưu Nhân Chú được phong 6
chữ này và được thêm chữ Dương Vũ, có lẽ để nói
sự vũ dũng và tài thao lược của ông.
3) Người nào được
phong làm ‘xx công thần’ th́ được tự
xưng là ‘xx công thần’ .
Như vậy,
Ông
Lưu Nhân Chú có thể tự xưng là Suy Trung, Tán Trị, Hiệp Mưu, Dương
Vũ công thần
Ông
Phạm Vấn có thể tự xưng là Suy Trung, Tán Trị, Hiệp Mưu, Bảo Chính
công thần
Đây là hai vị
Tướng Quốc ( tức B́nh
Chương Quân Quốc Trọng Sự ) đầu triều Lê, nếu tính Lê triều
bắt đầu từ 1428 (nếu tính từ năm 1418,
th́ vị Tướng Quốc đầu tiên là ông Lê
Thạch). Ngoài chức vị Tướng Quốc
, hai ông c̣n nhiều tước hiệu và hai ông
đều có tám chữ công thần như đă kể trên.
V) Chữ công
thần: Lũng Nhai công thần, truy phong cho
nghĩa sĩ Lê Lai
Đặc biệt có
Lũng Nhai Công Thần: có chữ này th́ là người
đă dự hội thề Lũng Nhai, ngược lại
đă dự hội thề Lũng Nhai cũng chưa chắc
được chữ này. Hiện tại, chỉ c̣n di tích
có một vị được truy tặng Lũng Nhai Công
Thần, đó là nghĩa sĩ Lê Lai.
Sau khi lên ngôi,
năm đầu đời Thuận Thiên (1428), vua Lê
Thái Tổ truy phong nghĩa sĩ Lê Lai làm công thần đệ nhất, tặng
hiệu chữ Suy Trung Đồng Đức Hiệp
Mưu Bảo Chính Lũng Nhai Công Thần, chức Thiếu
Úy, thụy Toàn Nghĩa .
(Năm Thuận Thiên thứ
hai (1429), tháng chạp, vua lại gia phong thái úy cho nghĩa
sĩ Lê Lai )
VI) Tối đa 8 chữ công thần , trừ nghĩa sĩ Lê Lai và
ḍng dơi của nghĩa sĩ (10 chữ)
1) Nhận xét :
_nghĩa sĩ Lê Lai được
truy tặng 10 chữ Công Thần ( Suy Trung Đồng Đức Hiệp
Mưu Bảo Chính Lũng Nhai )
_hai vị đại công thần, c̣n
sống lúc đó, là Ông Lưu Nhân Chú và Ông Phạm Vấn mỗi ông có tám chữ công thần
2) Các quan được tối đa
8 chữ công thần , trừ nghĩa sĩ
Lê Lai (đă hi sinh) được 10 chữ ; ḍng dơi của
nghĩa sĩ cũng có thể được 10 chữ (
ông Lê Niệm, cháu nội ông Lê Lai, làm Tướng Quốc triều Lê Thánh Tông sau này,
được 10 chữ Công
Thần)
3) Có thể căn cứ
vào số chữ Công Thần
để xác định cấp bậc Công Thần:
_đại công thần có tám chữ công thần
_sau đó là 6 chữ công
thần, rồi 4, rồi hai chữ công thần
4) Công Thần khai quốc
thường được các chữ công thần: Suy
Trung, Tán Trị, Hiệp Mưu
5) V́ :
_Người nào được
phong làm ‘xx công thần’ th́ được tự
xưng là ‘xx công thần’ .
_Có thể căn cứ vào
số chữ Công Thần để xác
định cấp bậc Công Thần
Cho nên, ‘chữ
Công Thần’ chiếm địa vị
rất quan trọng, quan
trọng chỉ kém tước hầu.
Đây là chỗ thiếu
sót trong Việt Nam Sử Lược : TTK nói về
việc phong thưởng Công
Thần, mà không nói ǵ đến chữ Công Thần.
6) Chữ Công Thần vẫn được tiếp
tục duy tŕ ở những triều vua Lê sau, đến
hết triều Lê Trung Hưng.
VII) Tước
Hầu
Có 97 vị quan được phong
hầu-tước. Các tước
hầu mà vua Lê Thái Tổ phong cho các công thần là :
1) Huyện thượng
hầu
2) Á thượng hầu
3) Hương
thượng hầu
4) Đ́nh thượng
hầu
5) Huyện hầu
6) Á hầu
7) Quan nội hầu
8) Quan phục hầu
9) Trước phục
hầu
A) Có thể căn cứ
vào tước hầu để xác định cấp
bậc Công Thần:
_cao nhất là Huyện thượng hầu , thấp nhất là Trước
phục hầu
_tước cao nhất có
chữ ‘thượng’ : 1) Huyện
thượng hầu , 2) Á thượng
hầu, 3) Hương thượng hầu , 4) Đ́nh
thượng hầu
_rồi tước
một chữ : 5) Huyện hầu
, 6) Á hầu
_cuối cùng là tước
’phục’: 8) Quan phục hầu, 9) Trước phục
hầu
_đặc biệt là đại công
thần chỉ có bẩy công thần, mà
lại có ba cấp bậc ( 1) Huyện
thượng hầu , 2) Á thượng hầu, 3)
Hương thượng hầu). Bẩy
vị đại công thần là : Phạm Vấn, Lưu Nhân Chú, Lê Sát, Lê Ngân, Lê
Lư, Lê văn Linh và Bùi Quốc Hưng.
( Ông Lưu Nhân Chú là
Công thần thứ nh́
Xem
bài :
Nguyên soái (và Tướng Quốc) Lưu Nhân Chú (triều Lê Thái
Tổ) 3
( Ông Lưu Nhân Chú
Quyền cao Chức trọng nhất triều Lê Thái Tổ 3)
(Xác định rằng Ông Lưu Nhân Chú là Công thần cao hơn Lê Sát, (do đó ông là
Công thần thứ nh́ ))
( Chức Đại tư mă thời Đông Chu, thời Tam
Quốc, triều Lê Thái Tổ ) )
B)
Thường th́ khi được phong Hầu tước,
th́ là công thần và cũng được phong những
‘‘chữ công thần’’.
C) Đây là chỗ
thiếu sót lớn lao trong Việt Nam Sử
Lược : TTK nói về việc phong thưởng Công Thần, mà không nói ǵ đến hầu-tước !!!
Chính ra phong Hầu tước
mới là việc quan trọng nhất !
( TTK chỉ nói là Ông Nguyễn Trăi
được phong Quan phục hầu,
trong khi Quan phục hầu là tước hầu áp chót ! _và ông không nói ǵ đến sự quan
trọng của hầu-tước )
D) Hầu hết công thần đều giữ tước hầu mà vua Lê Thái
Tổ phong cho vào năm 1428, cho đến ngày tạ
thế, như ông Nguyễn Chích là Đ́nh thượng
hầu, đến triều Nhân Tông, ông mất
, lúc đó ông vẫn là Đ́nh thượng hầu .
VIII) Là công
thần nếu có tước hầu, có Chữ công thần, có chữ Trí tự
Là công thần nếu có
tước hầu , vào năm 1428.
Nếu có Chữ công
thần th́ cũng là công thần, v́ được
tự xưng là xx- công thần. Ví
dụ : được ban chữ công thần Dương Vũ, nên có thể tự
xưng là Dương Vũ công
thần
Nếu có chữ Trí
tự th́ cũng là công thần : v́ có bằng chứng
là quân nhân Thiết đột có công
từ lúc đầu khởi nghĩa.
IX) Chẳng
phải công thần nếu Không có tước
hầu, Không có Chữ công thần, Không
có Tước chữ Trí tự
Ta có thể quả quyết
rằng :
Người
nào Không có tước hầu,cũng Không có Chữ công thần , cũng Không có Tước chữ Trí tự
th́ chắc chắn chẳng phải là công thần
Người
vơ tướng nếu Không có Danh
chức đại phu, cũng Không có Danh chức Thượng
tướng quân , cũng Không có Danh
chức Đại tướng quân
th́ chắc chắn là tướng có chức vị thấp.
X) Có khoảng 250 công
thần, vào năm 1428
Trong VNSL, TTK bảo
rằng có cả thảy 227 công thần. Không hiểu ông
tính toán như thế nào mà ra con số 227 này ?
_V́ TTK trong VNSL, (đă
lầm lẫn khi) cho rằng các công thần
được xếp hạng theo tước
chữ X-trí-tự; ta có thể đoán rằng ông
tính số công thần theo số người
được ban chữ này. Nhưng được ban chữ
X-trí-tự là 218 người; có lẽ ông
dùng số 218, rồi cộng vào vài ông quan văn mà TTK
nghĩ là công thần ?
Ta có thể khẳng
định rằng có khoảng 250, 270 công thần, vào
năm 1428 :
_97 đại thần
được phong tước hầu
_218 quân nhân Thiết
đột đă được ban chữ X-trí-tự
_trong 97 hầu tước , có
khoảng 40, 50 vơ tướng đă được ban chữ X-trí-tự
_Vậy ,
số công thần là 218 + n , với n = 40, 50
tức là khoảng 250, 270 công thần
*
*
*
* Lê Anh Chí *.
_____________
Sách tham khảo
Đại
Việt Sử Kư Toàn Thư, Sử quan đời Trần
và Lê Trịnh
Đại
Việt Thông Sử, Lê Quí Đôn
Lam
Sơn Thực Lục, Nguyễn Trăi viết theo lời
kể của vua Lê Thái Tổ (bị sửa đổi)
Khâm Định Việt Sử
Thông Giám Cương Mục, sử quan triều Nguyễn
Hoàng
Lê nhất thống chí , Ngô gia văn phái
Lịch
triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú
Việt
Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim
Các nhà
khoa bảng Việt nam, chủ biên Ngô Đức Thọ
Đinh tộc ngọc
phả
Đông Châu Liệt
Quốc
Hán Sở Tranh Hùng
Sử
Kư , Tư Mă Thiên
Tam
Quốc Chí Diễn Nghĩa, La Quán Trung, dịch giả
Tử Vi Lang
Thơ
văn Lư Trần, Ủy ban khoa học xă hội Việt nam
Việt
Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm
*
*
Trang Nhà Lê Anh Chí
-----------------------------------------------
* Trang Chính * Việt
Sử, Văn Học *
Thơ *
-----------------------------------------------------------
* Mục Lục * Bài
mới LêAnhChí * Bài mới Kiến Tánh *
-----------------------------------------------------------
* Nối
kết Phật Pháp * Lê Gia
* Nối
kết Văn Học * Bài
Xưa *
------------------------------------------------------------------