Chức Tam Công triều Lê

 

              Lê Anh Chí

 

__________________________________________

 

Dàn Bài :

I) Nhiệm vụ của Tam Công

II) Tam Công, lược qua các triều đại

III) Tam Công mà sự thực là bốn chức vị ( TriềuLê )

IV) Thái-úy và Thiếu-úy

V) Tam Công tương đương với tước Quận-công

__________________________________________

 

 

Chức Tam Công từ lâu lắm, đă có mặt trong các triều đại Trung hoa . Chức vụ Tam Công này thay đổi tùy thời đại. Sang nước ta, riêng dưới triều Lê, th́ là chức-tước chính thức và , nhiều ít, có thực quyền.

 

 

Nhiệm vụ của Tam Công

 

Nhiệm vụ của Tam Công là :

1) luận đạo cùng thiên tử

2) đưa ra kế sách lớn để an định thiên hạ

 

Nhiệm vụ 1) là nhiệm vụ chínhcủa Tam Công. Nghĩa là Tam Công không trực tiếp nắm quyền hành chánh, không trực tiếp nắm binh quyền, không trực tiếp nắm quyền .

Trên lư thuyết là như vậy.

Thực tế th́ khác ...

 

 

Tam Công, lược qua các triều đại

 

Tam Công là danh từ của nhà Chu, dù chức vụ Tam Công đă có trước đó.

Thường th́ Tam Công có thực quyền, quyền lớn nhất thường là Thái-sư. Nhưng Thái-úy là kẻ nắm binh quyền.

Thời Tam quốc , Tào Sảng và Tư Mă Ư đồng làm phụ chính và Tư Mă Ư làm Thái-úy ; Tào Sảng tâu vua thăng Tư Mă Ư lên Thái-phó để tước quyền. V́ vậy Tư Mă Ư lập mưu giết  Tào Sảng ; Tư Mă Ư lấy lại binh quyền nhưng vẫn làm Thái-phó ( nên Thái-phó lại trở thành kẻ nắm binh quyền !).

Trải qua các triều đại nước ta cũng thế. Thời Lư, Trần dùng một chức Tam Công làm tể tướng thường là Thái-sư hay Thái-phó. Lại có khi dùng chức Thái-úy , nhưng thêm vào hai chữ : Phụ-quốc Thái-úy ; chức danh này nghe thật kêu !

Khi có chức Tướng-quốc hay Tể Tướng , th́ vị này nắm quyền và Tam Công kém quyền hơn. Như khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi , Trần Nguyên Hăn được phong làm Tướng-quốc : Trần Nguyên Hăn có quyền lớn nhất triều đ́nh. Đó là v́ vua Lê Thái Tổ trọng dụng nhân tài :Trần Nguyên Hăn không phải là đệ nhất công thần , đệ nhất khai quốc công thần là ông Phạm Vấn.

( Truyền thống trọng dụng nhân tài của vua Lê Thái Tổ được giữ măi về sau và gây nên hậu quả tai hại : một tên đánh cá là Mạc Đăng Dung được trọng dụng , lộng quyền và chiếm ngôi !.Một trường hợp hi hữu trong lịch sử, thường kẻ quyền thần muốn cướp ngôi phải sau hai ba đời. Ngay chúa Trịnh tiếm phạm sau này, truyền tử lưu tôn ngôi chúa, cũng là hậu quả của sự trọng dụng nhân tài này ! )

Thực tế th́ khi có kẻ quyền thần, bao chức tước như Tam Công và thực quyền đều thu về một người ; như Đổng Trác thời Tam Quốc.

 

Chú Thích 10-2007

 

Bài này , tôi viết theo ĐVSKTT (Đại Việt Sử Kư Toàn Thư)

Sau đó, tôi quyết định rằng ĐVSKTT đă bị nhà Mạc, , nhà Trịnh sửa đổi, thêm bớt :

       Đại Việt S Toàn Thư là quốc s của nhà Trịnh, chẳng phải của nhà

 

và ông Trần Nguyên Hăn chẳng được phong làm Tướng-quốc :

       Ông Trần Nguyên Hăn không h được vua phong làmớng Quốc !

       ( ớng Quốcông Phạm Vấn Lưu Nhân Chú ! )

 

Trước khi viết hai bài này, tôi bắt buộc phải kể các chức tước theo ĐVSKTT.

Bây giờ có thể nói khác ĐVSKTT, song phải đưa ra lư do.

 

 

Tam Công mà sự thực là bốn chức vị (Triều Lê)

 

Triều Lê, Tam Công sự thực là bốn chức vị đại thần :

_Thái Sư

_Thái Phó

_Thái Bảo

_Thái Úy

 

Một trăm năm đầu triều Lê, Tam Công có thực quyền

Triều đại Lê Trung Hưng có kẻ quyền thần : chúa Trịnh ; và Tam Công mất quyền chỉ c̣n là danh chức.

 

Nhưng có danh chức Tam Công , th́ là bậc đại thần đứng đầu triều đ́nh (dưới chúa Trịnh)

 

 

Thái-úy và Thiếu-úy

 

Trích Việt Nam Sử Lược :

{{   Năm giáp th́n (1424) B́nh Định Vương hội cácớng bàn kế tiến th. Quan thiếu úy Chích nói rằng: " Ngh An là đất hiểm yếu, đất rộng người nhiều, nay ta hăy vào lấy Trà Long (ph Tương Dương) rồi h thành Ngh An, đ làm ch trú chân đă, nhiên hậu s quay tr ra đánh lấy Đông Đô, như thế thiên h th b́nh được."

Vương cho kế ấy là phải, bèn đem quân v nam . . .}}

 

Và chỉ ba năm sau, B́nh Định Vương đuổi quân Minh ra khỏi bờ cơi.

Đứng về phương diện quân sự, th́ thiếu úy Chích đứng công đầu, trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

 

Nhiều người đọc đến chữ ‘thiếu úy’ liền nghĩ rằng đó là một chức quan thấp, v́ nghĩ theo hệ thống quân giai hiện tại. Sự thực ngược lại : thiếu úy chính là chức v quân s cao nhất "triều đ́nh" B́nh Định Vương thời đó !

Tại sao vậy ? Tại bốn chức Thiếu (thiếu sư, thiếu phó, thiếu bảo, thiếu úy) , gọiTam , ch thua Tam Công mà thôi. Cho nên, thiếu úy ch thua thái úy. Lúc đó, B́nh Định Vương chưa đặt ra chức Tam Công nên Tam Cô là cao nhất. V́ thái-úy gi binh quyền, không chức thái úy ; nên thiếu úy chính là v quan gi binh quyền vậy !

 

Như vậy, k đưa ra kế sách hay nhất chính là v Tam nhiệm v t́m ra kế sách : thiếu úy , v quan gi binh quyền . B́nh Định Vươngớc ta qu dùng người đúng ch.

( Khi vây Đông Đô (Thăng Long) , B́nh Định Vương mới đặt ra Tam Công , nhưng đó là việc v sau).

 

Chú Thích10-2007

 

Khi vây Đông Đô (Thăng Long) , B́nh Định Vương dùng Tam Tư ( Tư Đồ, Tư Mă, Tư Không) để gia phong cho thiếu úy.

 

 

 

Tam Công tương đương với tước Quận-công

 

Danh chức Tam Công tương đương với tước Quận-công (Lê Trung Hưng)

 

Tam Công có khác với Quận-công : Quận-công không bắt buộc là bậc đại thần. Như Hoàng Lê Nhất Thống Chí có kể chuyện một tên quận công , tay sai của Trịnh Sâm, bắt thái-tử Duy Vĩ ; viên quận công đó là một hoạn quan.

 

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

 

 

Sách tham khảo

       Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Sử quan đời Trần và Lê

       Hoàng Lê nhất thống chí , Ngô gia văn phái

       Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú

       Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim

 

       Đông Châu Liệt Quốc

       Hán Sở Tranh Hùng

       Sử Kư , Tư Mă Thiên

       Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, La Quán Trung, dịch giả Tử Vi Lang

 

 

Trang Nhà   Lê Anh Chí

-------------------------------------

* Trang Chính * Văn Học * Thơ *

-------------------------------------

* Bài mới Trang LêAnhChí * Bài mới Kiến Tánh *

----------------------------------------------------

* Nối kết Phật Pháp * Gia * Nối kết Văn Học *

----------------------------------------------------