Vua Lê Thái Tổ dụng binh như thần, giỏi hơn và đức độ hơn Gia Cát Lượng 5

( Vua Lê Thái Tổ: kỳ thi vơ đầu tiên ở nước ta )

( Gia Cát Lượng thất hứa với Mă Siêu và bỏ lỡ một cơ hội tốt )

( Vua Lê Thái Tổ nắm lấy thời cơ và có chiến lược mềm dẻo biến hóa )

 

                    Lê Anh Chí

__________________________________________

Dàn Bài :

 

XXV) Gia Cát Lượng làm ra vẻ thần bí

XXVI) Vua Lê Thái Tổ giảng hết mưu kế, chiến thuật mỗi trận đánh : đức lớn và qui mô lớn

XXVII) Gia Cát Lượng kỳ thị các vơ tướng (tiếp theo)

XXVIII) Vua Lê Thái Tổ: kỳ thi vơ đầu tiên ở nước ta

XXIX) Gia Cát Lượng không giữ lời hứa với Mă Siêu , Vua Lê Thái Tổ giữ lời với Vương Thông

XXX) Gia Cát Lượng thất hứa với Mă Siêu và bỏ lỡ một cơ hội tốt

XXXI) Vua Lê Thái Tổ nắm lấy thời cơ và có chiến lược mềm dẻo biến hóa

             [C̣n Tiếp]

__________________________________________

 

 

ĐVSKTT = Đại Việt Sử Kư Toàn Thư

GCL = Khổng Minh Gia Cát Lượng

MH = Mạnh Hoạch

TMY = Tư Mă Ư

TQCDN= TamQC = Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa (La Quán Trung)

LQT = La Quán Trung

 

 

XXV) Gia Cát Lượng làm ra vẻ thần bí

 

Gia Cát Lượng giỏi nghề hí lộng quỉ thần, làm ra vẻ thần bí với mọi người ; mục đích dĩ nhiên là hù dọa làm thiên hạ sợ và phục

 

1) cầu gió đông

GCL lập đàn cầu gió đông để giúp Chu Du đốt 80 vạn quân Tào.

Sự thực chắc là GCL xem thiên văn, biết sắp có gió đông, nên hí lộng quỉ thần như vậy.

 

2) cẩm nang diệu kế

GCL thường trao cho các tướng cẩm nang diệu kế, dặn đến đúng một thời điểm nào đó th́ mở cẩm nang ra đọc và thi hành

 

3) các tướng lănh lịnh thi hành, chẳng hiểu tại sao

Nếu không là ’ cẩm nang diệu kế’, chỉ có lịnh truyền miệng, th́ thường các tướng lănh lịnh thi hành răm rắp, chẳng hiểu tại sao (nếu thi hành không đúng có thể bị chém đầu)

Hăy xem Khương Duy : trước khi về đầu GCL, đă thi thố mưu mẹo xuất chúng, từng rượt GCL tan tác chạy dài, thế mà theo GCL rồi chẳng thấy có mưu kế ǵ, chỉ thừa hành lịnh trên mà thôi.

 

Hậu quả là

_các tướng chẳng tiến bộ về lược thao

_các tướng quen thừa hành lịnh trên không có sáng kiến

 

Do đó, các tướng GCL để lại không đương đầu nổi với nước Ngụy.

( Cần nói là hầu hết các tướng tài xưa nay đều như GCL (làm ra vẻ thần bí). Quang Trung cũng như vậy. Chỉ có Vua Lê Thái Tổ là không thế)

 

 

XXVI) Vua Lê Thái Tổ giảng hết mưu kế, chiến thuật mỗi trận đánh : đức lớn và qui mô lớn

 

Vua Thái T không những là bậc đại anh hùng tài năng quán thế c̣nnhà phạm lỗi lạc : trước khi khởi nghĩa, nhà vua đă huấn luyện người thân và gia đinh của vua trở thành đại tướng .

Từ khi khởi nghĩa ,trước mỗi trận đánh vua Lê đều giảng binh pháp, chiến thuật, mưu kế cho tướng sĩ. Các vơ tướng do đó đều hiểu lược thao.

 

Vua Lê Thái Tổ giảng hết mưu kế, chiến thuật mỗi trận đánh : đức lớn và qui mô lớn

 

1) đức lớn :

Việc ‘‘giảng binh pháp’’ này là ngược lại với  binh pháp : việc binh cần cẩn mật, tiết lộ trước kế hoạch là không nên. Nhưng vua ta là bậc đại anh hùng và ngài đă tín nhiệm các tướng ( Điều này cũng là một bằng chứng hùng hồn rằng nhà vua không đa nghi hiếu sát).

 

2) qui mô lớn:

Vua Lê Thái Tổ, bậc đại anh hùng, đă v́ dân v́ nước : huấn luyện các vơ tướng, nhắm vào mục đích giữ ǵn cương thổ.

Nhờ qui mô lớn này mà Đại Việt ta và cơ nghiệp nhà Lê đă đứng vững. Thái Tổ băng th́ Thái Tông mới 11 tuổi, sau Thái Tông th́ Nhân Tông mới 3 tuổi làm vua, nước nhà vững bền hoàn toàn nhờ vào các (90) vơ tướng mà Vua Lê Thái Tổ để lại: Nam chống Chiêm Thành, tây đánh Ai Lao (Lúc ấy, Chiêm Thành, Ai Lao cường thịnh).Cho đến đời Thánh Tông, đánh Chiêm Thành cũng nhờ vào tướng của Vua Lê Thái Tổ là Đinh Liệt !

 

 

XXVII) Gia Cát Lượng kỳ thị các vơ tướng [tiếp theo]

 

Tôi đă có dịp nói rằng Gia Cát Lượng kỳ thị các vơ tướng (phần VI). Ở đây, khai triển thêm để so sánh với vua Lê.

 

A) Tóm tắt phần VI : Sự kỳ thị này có thể thấy rơ trong hai sự kiện :

1) GCL nhất định sai một quan văn, đi trấn thủ Nhai Đ́nh.

2) Từ ngày ra giúp Lưu Bị đến ngày bắt đầu chinh phạt Trung nguyên, trong 20 năm trời, GCL không hề tuyển dụng được một đại tướng nào. Tất cả các đại tướng đều do Lưu Bị tuyển dụng và để lại

 

B) Vào cuối đời GCL, xuất hiện tướng Trần Thức (bị GCL chém đầu). Trần Thức có phải là tướng mới được tuyển dụng ? _Không ! Trần Thức đă có mặt lúc đánh Hán Trung, lúc ấy Trần Thức c̣n là tiểu tướng quân, tùy tướng của Hoàng Trung.

 

C) Suốt thời gian làm thừa tướng, GCL quả không có chính sách tuyền dụng nhân tài vơ học. Có những hội quán để tuyền dụng nhân tài, nhưng là nhân tài văn nhân.

 

Đây là một lư do chính của sự thất bại của GCL: không có đủ vơ tướng tài ba.

 

 

XXVIII) Vua Lê Thái Tổ : kỳ thi vơ đầu tiên ở nước ta

 

Tôi đă có dịp nói rằng Vua Lê Thái Tổ tuyển dụng và huấn luyện 90 đại tướng tài ba. Những vị này cứu nước, giữ nước suốt 55 năm, trải 4 triều vua. Đây là trường hợp hăn hữu, độc nhất vô nhị trong lịch sử thế giới.

 

Nói đến (vào khoảng) 90 đại tướng, là tính đến năm 1428.

Trong triều đă tràn ngập nhân tài, nhưng vua ta không ngừng ở đó, ngài vẫn tiếp tục tuyển dụng nhân tài văn vơ.

 

Vua Lê Thái Tổ mở kỳ thi vơ đầu tiên ở nước ta, năm 1429. Đó là kỳ thi Minh Kinh ; văn th́ thi Minh Kinh văn, vơ th́ thi Minh Kinh vơ.

 

Vua Lê Thái Tổ _và các vua Lê sau đó, trọng vơ hơn văn. Nhưng các sử gia th́ trọng văn khinh vơ nên không có ghi lại tên tuổi những người đỗ kỳ thi Minh Kinh vơ này. (Cũng có thể Ngô Sĩ Liên , do ḷng kính trọng Vua Lê Thái Tổ có ghi, nhưng đă bị nhà Mạc đục bỏ).

Vua Lê Thái Tổ mở kỳ thi vơ lần thứ hai vào lúc nào ?. Có thể cùng lúc với kỳ thi văn Hoành Từ, mấy năm sau.

 

Các kỳ thi vơ vẫn tiếp tục suốt triều Lê.

 

 

XXIX) Gia Cát Lượng không giữ lời hứa với Mă Siêu , Vua Lê Thái Tổ giữ lời với Vương Thông

 

Tào Tháo rục rịch đem mấy chục vạn binh, xuống Hợp Ph́ đánh Giang Đông. Đô Đốc của Ngô là Lỗ Túc bèn gởi thư cầu Lưu Bị tương trợ _v́ lúc ấy Lưu vừa mới lấy Quận chúa Đông Ngô. Lưu Bị, theo kế GCL, gửi thư cho Mă Siêu , trong thư có câu ‘‘nếu tướng quân đem đại binh Tây Lương đánh mặt hữu của Tháo, tôi sẽ đem binh Kinh Tương đánh mặt trước nó . . .’’ (Lúc ấy Tào Tháo vừa mới giết Mă Đằng, cha Mă Siêu). Mă Siêu trả lời thư Lưu Bị rồi đem đại binh Tây Lương đánh Tào

 

GCL chỉ hứa cuội như vậy, Tào Tháo và Mă Siêu đánh nhau những trận trời long đất lỡ _mà GCL chẳng thèm động binh

 

So sánh với vua ta : Vua Lê Thái Tổ giữ lời với Vương Thông, cho ṭan quân Vương Thông về nước, mặc dù Vương Thông đă tráo trở mấy lần

 

 

XXX) Gia Cát Lượng thất hứa với Mă Siêu và bỏ lỡ một cơ hội tốt

 

Chính ra lúc Tào Tháo và Mă Siêu đánh nhau những trận trời long đất lỡ là lúc GCL nên động binh, Gia Cát Lượng đă thất hứa với Mă Siêu và đă bỏ lỡ một cơ hội tốt :

_GCL sợ rằng Ngô sẽ đánh mặt sau chăng ? Thế sau này khi đánh Thục th́ sao ? lúc ấy hở cả hai mặt (Tào và Ngô)

_chính ra GCL nên hẹn Lỗ Túc chia đường đi đánh Tào

_Tuân Húc ở Hứa Đô có thể cầm cự với GCL ? _Có thể lắm ! Nhưng ra quân lúc đó, có thể chiếm được Uyển Thành và Từ Châu. Mà Từ Châu là đất cũ của Lưu Bị

_GCL sợ rằng quân lực không đủ để đánh Tào ? Đây là khuyết điểm của GCL mà tôi đă có dịp nói :mộ luyện binh quá chậm. Lúc nàyGCL-LưuBị đă có Kinh Châu được vài năm, dư thời gian mộ luyện binh. Chính ra quân lực mạnh yếu là tùy ở người tướng  (trừ trường hợp quá ít quân như vua ta lúc đầu). GCL tự tin là tướng tài , vậy mà không dám so tài với quân Tào lúc đó th́ thật là dở hoặc nhát !

 

Lư do chính yếu thực ra là GCL đă có định kiến về chiến lược : đánh chiếm lấy đất Thục làm căn cứ, làm bàn đạp để chinh phục Trung nguyên. Và nhất định giữ định kiến này không đổi

 

GCL không có chiến lược mềm dẻo biến hóa. Do đó, để vuột mất thời cơ !

 

 

XXXI) Vua Lê Thái Tổ nắm lấy thời cơ và có chiến lược mềm dẻo biến hóa

 

Vua Lê Thái Tổ đại thắng hơn 10 vạn quân Minh ở Thi Lang vào cuối năm Tư (1420). Đây là chiến thắng quan trọng nhất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Chiến thắng này có thể xem như tương đương với việc GCL-LưuBị chiếm Kinh Châu. Ngược lại với GCL (+LưuBị+ BàngThống) Vua Lê Thái Tổ , từ đấy, đă nắm lấy thời cơ và có chiến lược mềm dẻo biến hóa.

 

1) nắm lấy thời cơ

Vua ta lại thừa thắng xông lên, thiết lập đồn binh ở Ba Lẫm, tức là chiến tuyến  ở Lỗi Giang.Đuổi giặc ra khỏi đồn Nga Lạc, giặc rút về Quan Da, pḥng giữ Tây Đô.

Thừa thắng xông lên. Đây là vua ta nắm ngay lấy thời cơ. Bao giờ cũng vậy, thấy thế có thể làm được là nhà vua không chần ch

Chiến tuyến Lỗi Giang này ḍm ngó Tây Đô và bảo vệ 4 căn cứ phía sau của ta : Mường Thôi , Lam Sơn, Lư Sơn, Chí Linh

Vua ta mộ quân ở 4 căn cứ này. Mường Thôi là nơi mộ quân chính.

 

Đây c̣n là kế ‘‘phản khách vi chủ’’ và ‘‘chỉ định nơi giao chiến’’:

_trước nay, giặc chủ động t́m bắt tiêu diệt ta, hai năm đầu, vua ta mai phục thắng hoài, nhưng thắng rồi , phải lẫn trốn _v́ quá ít quân (mấy trăm quân). Giặc chủ động, ta phản ứng. Từ nay, t́nh thế khác hẳn, ta ḍm ngó Tây Đô. Không những thế . . .

_ta chỉ định nơi giao chiến. Từ nay , giặc muốn đánh ta, th́ tiến đánh chiến tuyến  ở Lỗi Giang. Vua ta thường giảng cho tướng sĩ :’’Bậc tướng tài th́ bao giờ cũng chỉ định nơi giao chiến, không để địch chủ động . . .’’

 

Trong hai năm sau( 1421-1422) , Vua Lê Thái Tổ tiếp tục mộ binh và chiến đấu với địch _những trận đánh thường bắt đầu từ Lỗi Giang.

 

2) bị cài vào thế Tam Quốc bởi Ai Lao

Cuối năm 1421, Vua Lê Thái Tổ bị cài vào thế Tam Quốc bởi Ai Lao

Ai Lao đem 3 vạn quân 100 thớt voi th́nh ĺnh tới doanh trại của vua nóicùng hợp sức với vua đ đánh giặc. Vua tin lời h, không pḥng b. Đến nửa đêm, b h đánh úp. Lâm nguy bất loạn , vua ta thân đốc chiến, sau 4 giờ (tức 8 giờ ngày nay) chiến đấu, suốt t gi đến gi Măo, ta chém được hơn 1 vạn quân Lào, bắt được 14 con voi, thừa thắng truy kích liền 4 ngày đêm, đuổi đến tận sào huyệt của bọn chúng rồi v.

 

Từ đấy,Vua Lê Thái Tổ phải chiến đấu  với liên quân Minh-Lào. Thêm khó khăn lớn, nhưng vua ta vẫn thắng như thường.

 

3) chiến lược mềm dẻo biến hóa

Năm 1424, Vua Lê Thái Tổ dùng kế sách Lê Chích, đánh Nghệ An. Đây là vua ta đă mềm dẻo biến hóa chiến lược . Vua Lê Thái Tổ khởi nghiệp ở Thanh Hóa , nên chiến lược tự nhiên là chiếm trọn Thanh Hóa làm căn cứ và bàn đạp để b́nh định thiên hạ.

Sử không chép là khi vua họp các tướng sĩ bàn mưu tiến thủ, các tướng vơ tướng văn khác đă dâng kế sách ǵ ; nhưng chác là hầu hết khuyên vua đánh Tây Đô, chiếm trọn Thanh Hóa.

 

Kế sách đánh Nghệ An này rất hợp với binh pháp của vua : bỏ chỗ mạnh, đánh chỗ không pḥng bị. Sau bao lần thất bại trong mưu sự đánh Lỗi Giang, giặc Minh không đánh nữa, rút về Tây Đô cố thủ, chúng đồ rằng việc đầu tiên nhà vua làm lúc đó sẽ là đánh Tây Đô và chúng pḥng bị cẩn mật.

 

Giả sử ông Lê Chích (Nguyễn Chích) không đưa ra kế sách này th́ chắc là Vua Lê Thái Tổ cũng vẫn quyết định kế sách đánh Nghệ An. Nhưng vua ta vẫn qui công cho ông Lê Chích (Nguyễn Chích), chiến dịch thành công ông Nguyễn Chích được gia phong Nhập nội thiếu phủ.

 

4) Sau đó nhà vua vẫn mềm dẻo biến hóa : vây Nghệ An, đánh ngoặc lại Tây Đô và chia binh cho các tướng đánh tỏa ra bốn phương (dù rằng trước đó, lúc nào nhà vua cũng trực tiếp chỉ huy các trận chiến)

 

                           [C̣n Tiếp]

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

 

Sách tham khảo

       Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Sử quan đời Trần và Lê Trịnh

       Đại Việt Thông Sử, Lê Quí Đôn

       Lam Sơn Thực Lục, Nguyễn Trăi viết theo lời kể của vua Lê Thái Tổ (bị sửa đổi)

       Khâm Định Việt S Thông Giám Cương Mục, s quan triều Nguyễn

       Hoàng Lê nhất thống chí , Ngô gia văn phái

       Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú

       Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim

       Các nhà khoa bảng Việt nam, chủ biên Ngô Đức Thọ

       Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm

 

       Đông Châu Liệt Quốc

       Hán Sở Tranh Hùng

       Sử Kư , Tư Mă Thiên

       Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, La Quán Trung, dịch giả Tử Vi Lang

 

       Tôn Tử Binh Pháp, Tôn Tử

       Ngô Tử Binh Pháp, Ngô Khởi

       Thái Công Binh Pháp

*

*

Trang Nhà   Lê Anh Chí

-------------------------------------

* Trang Chính * Văn Học * Thơ *

-------------------------------------

* Bài mới Trang LêAnhChí * Bài mới Kiến Tánh *

----------------------------------------------------

* Nối kết Phật Pháp * Gia * Nối kết Văn Học *

----------------------------------------------------