Năm Tư (1420) chiến thắng quan trọng nhất của Vua Lê Thái Tổ

( Từ đại thắng Thi Lang (cuối năm1420) đến đại thắng Sách Khôi (1-1423) )

 

                    Lê Anh Chí

__________________________________________

Dàn Bài :

I) Mười tháng đầu năm Tư (1420), Vua Lê Thái Tổ mộ binh luyện binh

II) Vua Lê Thái Tổ đợi địch đến tấn công (‘dĩ dật đăi lao‘)

III) Chiến thắng ở bến Bổng

IV) Vua Lê Thái Tổ đại thắng hơn 10 vạn quân Minh ở Thi Lang (cuối năm Tư 1420)

V) Chiến thắng này là biến đổi lớn, bước ngoặc trong cuộc khởi nghĩa

VI) Vua ta thừa thắng xông lên, đánh Lỗi Giang, lập chiến tuyến  ở Lỗi Giang

VII) Vua Lê Thái Tổ đại thắng hơn 10 vạn quân Minh ở Lỗi Giang cuối năm 1421

VIII) Vua Lê Thái Tổ đại thắng 3 vạn quân Ai Lao dù bị đánh úp th́nh ĺnh (Ai Lao bội nghĩa đồng minh)

IX) Vua Lê Thái Tổ dùng mưu ‘‘đặt ḿnh vào tử địa’’ đại thắng liên quân Minh-Lào ở Sách Khôil

X) Từ đấy (1-1423), giặc Minh không dám tiến công quân ta ở Thanh Hóa nữa.

__________________________________________

 

 

Đầu năm Tư, nói chuyện chiến thắng năm Tư (1420).

Vua Lê Thái Tổ đại thắng hơn 10 vạn quân Minh ở Thi Lang (cuối năm Tư 1420). Đây là chiến thắng quan trọng nhất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Các sử gia nước ta xưa nay đều coi thường chiến thắng này và những chiến thắng tiếp theo, trong hai năm sau, nhất là đại thắng Sách Khôi (cuối năm 1422, 1-1423), vua ta dùng mưu ‘‘đặt ḿnh vào tử địa’’ , họ lại hiểu lầm là vua nguy khốn . . .

Bài này diễn tả  từ đại thắng Thi Lang (cuối năm1420) đến đại thắng Sách Khôi (1-1423) và diễn nghĩa những mưu kế đă dùng trong những trận này, bởi Vua Lê Thái Tổ, bậc đại anh hùng, đại trí, đại mưu . . .

 

 

I) Mười tháng đầu năm Tư (1420), Vua Lê Thái Tổ mộ binh luyện binh

 

Cuối năm 1419, khắp nơi trong nước ta, nghĩa quân nổi dậy đánh quân Minh, có những đạo nghĩa quân có lực lượng lớn, tiến đánh cả thành Đông Đô. Giặc Minh bận việc chinh chiến với những cuộc nổi dậy này, nhờ thế mà trong mười tháng đầu năm Tư (1420), Vua Lê Thái Tổ có thể mộ binh luyện binh

(Những đạo nghĩa quân cuối cùng bị tướng Minh là Lư Bân đánh tan tác chạy dài. Lư Bân là tướng tài, nhưng khi đánh nhau với Vua Lê Thái Tổ th́ bị thua tơi bời hoa lá)

 

 

II) Vua Lê Thái Tổ đợi địch đến tấn công (‘dĩ dật đăi lao‘)

 

Vua ta chỉ cần mộ binh 10 tháng, đă có lực lượng đáng kể có thể khai triển địa bàn hoạt động.

Nhưng Vua Lê Thái Tổ đợi địch đến tấn công. Đây là kế

_‘dĩ dật đăi lao‘ (lấy quân nhàn khỏe đánh quân mỏi mệt), mà vua ta vẫn hay dùng trong 10 năm b́nh định

_làm ra vẻ kém thế, nhát sợ

 

 

III) Chiến thắng ở bến Bổng

 

Mùa đông, tháng 10, năm Tư (1420): vua biết tin quân Minh sắp đến, đặt mai phục bến Bổngchờ giặc, chém giết quân giặc rất nhiều , bắt được hơn trăm con ngựa.

Vua cho ngh quân ờng Nanh, rồi lại dời đến đóng quân ờng Thôi đ . . . ch giặc.

 

 

IV) Vua Lê Thái Tổ đại thắng hơn 10 vạn quân Minh ở Thi Lang (cuối năm Tư 1420)

 

Và giặc đến thực, liền sau đó. ĐVSKTT :

{{  Tên Đồng tri châu Qu Châu là Cầm Lạn dẫn bọn Bân, Phương Chính đem hơn 10 vạn quân, theo đường Qu Châu đến thẳngờng Thôi. Vua phục kích chúng Thi Lang. Bân Chính ch chạy thoát được thân ḿnh.   }}

 

ĐVSKTT chỉ viết sơ sài có thế, nhưng thật ra đây là chiến thắng quan trọng nhất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. . .

 

 

V) Chiến thắng này là biến đổi lớn, bước ngoặc trong cuộc khởi nghĩa

 

Chiến thắng này là biến đổi lớn, bước ngoặc trong cuộc khởi nghĩa, là chiến thắng quan trọng nhất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bởi v́ :

_Vua Lê Thái Tổ đại thắng hơn 10 vạn quân Minh . Đây là lần đầu tiên ta thắng 10 vạn quân địch. 10 vạn quân là một lực lượng rất đáng kể _ngay với địa bàn hoạt động ở bên Tàu

_Vẫn dùng phục kích, nhưng chiến thắng này khác hẳn : hai năm đầu, vua ta mai phục thắng hoài, nhưng thắng rồi , phải lẫn trốn _v́ quá ít quân (mấy trăm quân) ; lần này quân ta truy sát địch. Quân địch tan tác chạy dài.

_Lần này quân ta truy sát địch v́ quân số ta đă khá lớn _ít nhất hai vạn. Và v́ ta đă có khá đông quân, nên giặc Minh huy động hơn 10 vạn quân đến đánh. (Vua ta chỉ cần mộ binh 10 tháng, đă đại thắng hơn 10 vạn quân Minh !).

 

Tôi ước lượng số quân vua dùng để đánh trận Thi Lang là 2 vạn, tổng số quân ta lúc ấy là 2 vạn rưởi.

Vua ta để 5000 quân giữ các căn cứ

_Mường Thôi

_Lam Sơn

_Lư Sơn

_Chí Linh

 

Chiến thắng Thi Lang này là biến đổi lớn, bước ngoặc trong cuộc khởi nghĩa. Trước kia, tướng sĩ quân lính theo vua v́ tin rằng nhà vua sẽ thành công. Từ lúc này mọi người trong quân Lam Sơn đều nghĩ rằng nhà vua sẽ thành công. (V́ lúc đó đă đại thắng hơn 10 vạn quân Minh , th́ với quân số càng ngày càng nhiều , trong tương lai chắc chắn sẽ thành công)

 

 

VI) Vua ta thừa thắng xông lên, đánh Lỗi Giang, lập chiến tuyến  ở Lỗi Giang

 

1) Vua ta lại thừa thắng xông lên, thiết lập đồn binh ở Ba Lẫm, tức là chiến tuyến  ở Lỗi Giang.Đuổi giặc ra khỏi đồn Nga Lạc, giặc rút về Quan Da, pḥng giữ Tây Đô.

Thừa thắng xông lên. Đây là vua ta nắm ngay lấy thời cơ. Bao giờ cũng vậy, thấy thế có thể làm được là nhà vua không chần chờ. Chiến lược giản dị nhưng hiệu quả. Không những là kẻ đại mưu , nhà vua c̣n là đại trí.

 

2) Vậy là, cuối năm 1420, ta có chiến tuyến  ở Lỗi Giang, tức là đồn binh ở Ba Lẫm.

Chiến tuyến  này ḍm ngó Tây Đô và bảo vệ 4 căn cứ phía sau của ta :

_Mường Thôi

_Lam Sơn

_Lư Sơn

_Chí Linh

Vua ta mộ quân ở 4 căn cứ này. Mường Thôi là nơi mộ quân chính.

 

3) Đây là kế ‘‘phản khách vi chủ’’ và ‘‘chỉ định nơi giao chiến’’:

_trước nay, giặc chủ động t́m bắt tiêu diệt ta, hai năm đầu, vua ta mai phục thắng hoài, nhưng thắng rồi , phải lẫn trốn _v́ quá ít quân (mấy trăm quân). Giặc chủ động, ta phản ứng. Từ nay, t́nh thế khác hẳn, ta ḍm ngó Tây Đô. Không những thế . . .

_ta chỉ định nơi giao chiến. Từ nay , giặc muốn đánh ta, th́ tiến đánh chiến tuyến  ở Lỗi Giang. Vua ta thường giảng cho tướng sĩ :’’Bậc tướng tài th́ bao giờ cũng chỉ định nơi giao chiến, không để địch chủ động . . .’’

 

 

VII) Vua Lê Thái Tổ đại thắng hơn 10 vạn quân Minh ở Lỗi Giang cuối năm 1421

 

Trong hai năm ( 1421-1422) , Vua Lê Thái Tổ tiếp tục mộ binh và chiến đấu với địch _những trận đánh thường bắt đầu từ Lỗi Giang.

Vào cuối năm1421-đầu năm 1422, Vua Lê Thái Tổ đại thắng hơn 10 vạn quân Minh ở Lỗi Giang.

 

Như vua ta trù liệu, giặc tiến công chiến tuyến  ở Lỗi Giang. ĐVSKTT :

 

{{  Mùa đông, tháng 11, ngày 20, thamớng nhà Minh là Trần Trí đem quân các v Giao Châu cùng ngụy binh, gồm hơn 10 vạn tên đánh sát đến ải Kính ( sách chépḰnh) Lộng, sách Ba Lẫm.

Vua họp cácớng bàn rằng: "Quân giặc nhiều, quân ta ít, nhưng quân giặc mệt, quân ta nhàn. Binh pháp nói được hay thuaớng ch không phải quân nhiều hay ít, nay quân giặc tuy nhiều, nhưng ta đem quân nhàn đợi đánh quân mệt mỏi, chắc chắn s đánh bại chúng".

Đến đêm, vua chia quân đánh úp doanh trại giặc. Quân ta đánh trống reo xông tới, phá được bốn doanh trại giặc, chém được hơn ngàn th cấp.

Sau Trí khinh vua ít quân, lại phá núi m đường đ tiến đánh. Vua ngầm phục kích đèo –ngđ đợi giặc. Đến trưa, Trí qu nhiên đem quân đi theo đường núi đến. Quân phục hai bên xông ra, đánh bại giặc. Quân Trí phải rút  }}

 

1) Vua Lê Thái Tổ đại thắng hai trận.

Giặc đă thua, lại phá núi m đường đánh ngoặc lại _ thua nữa.

 

2) Trần Trí là tướng tài.

Đă thua một trận lớn , vẫn kiên tŕ đánh ngoặc lại.

_Trần Trí nghĩ rằng vua ta đă thắng, tất kiêu căng không đ pḥng

_Trần Trí phá núi đ tiến đánh : lại thêm một yếu t bất ng nữa _tấn công ch đáng l không đường tấn công

( Trần Trí khi phá núi m đường tất dùng ngụy binh (tức lính người Việt) làm việc khó nhọc này)

 

3) Trần Trí Lư Bân là tướng tài, nhưng khi đánh nhau với Vua Lê Thái Tổ th́ bao giờ cũng thua

 

4) Tài điều binh khiển tướng của Vua Lê Thái Tổ, trong hai trận này:

_trước mỗi trận đánh vua Lê đều giảng binh pháp cho tướng sĩ. Các vơ tướng đều hiểu lược thao. Các vơ tướng khi thi hành nhiệm vụ đều hiểu rơ tại sao.

Đây là đặc điểm , ưu điểm kiệt xuất của Vua Lê Thái Tổ. Nhờ vậy, Vua Lê Thái Tổ đă để lại 90 đại tướng tài ba. Những vị này đă giữ nước suốt 40 năm sau khi Thái Tổ băng hà.

_vua ta thắng không kiêu , bao gi cũng đ pḥng

_trận đầu, vua ta ‘‘dĩ dật đăi lao’’, rồi đánh úp

_trận sau, vua ta phục kích : như mọi lần, Vua Lê Thái Tổ ước lượng lộ tŕnh của giặc mà mai phục

 

5) Hệ thống thám tử, gián điệp của vua Lê rất giỏi. Đó cũng nhờ vua ta khéo điểu động, thắng không kiêu bao gi cũng đ pḥng

 

 

VIII) Vua Lê Thái Tổ đại thắng 3 vạn quân Ai Lao dù bị đánh úp th́nh ĺnh (Ai Lao bội nghĩa đồng minh)

 

1) Liền sau đó, Ai Lao đem 3 vạn quân 100 thớt voi th́nh ĺnh tới doanh trại của vua nóicùng hợp sức với vua đ đánh giặc. Vua tin lời h, không pḥng b. Đến nửa đêm, b h đánh úp. Lâm nguy bất loạn , vua ta thân đốc chiến, sau 4 giờ (tức 8 giờ ngày nay) chiến đấu, suốt t gi đến gi Măo, ta chém được hơn 1 vạn quân Lào, bắt được 14 con voi, thừa thắng truy kích liền 4 ngày đêm, đuổi đến tận sào huyệt của bọn chúng rồi v.

 

2) Trận này nêu ra tư cách cầm quân của vua : Lâm nguy bất loạn

 

3) Tháng 12, vua tiến ra đóng quân Sách Thủy. trưởng Ai Lao Là Măn Sát đă cùng quẫn, muốn vua hoăn đánh đ đợi viện binh, mới gi v xin ḥa. Vua biết đómưu kế xảo quyệt, không cho. Cácờng c xin cho hoà, nóiquân lính khó nhọc đă lâu, nên cho ngh ngơi môt chút. Ch B́nh chươngLê Thạch chokhông th cho giặc giải ḥa, liền t hăng hái xông lên trước, chẳng may trúng phải chông ngầm chết, vua rất thương xót.

 

4) Ông Thạch là con người anh của vua (ông Học). Vua thu ấu thơ, được anh nuôi nấng, giáo dục nên ngài yêu Thạch hơn c con ḿnh. Ông Thạch làmớng quốc, tính người nhân ái, ham đọc sách, ngh caoờng, dũng cảm, yêu mến quân sĩ, đánh đâu thắng đấy.

 

5) ĐVSKTT bảoÔng Thạch là ‘‘dũng cảm nhưng kém mưu’’. Thậtsai lầm ! Đâu phải trúng phải chông ngầm chết , tr thành kém mưu. Chẳng qua các chớng Lam Sơn thường đi tiên phong, đi tiên phong hoài th́ đến lúc xui, đạp phải chông thôi.

 

 

IX) Vua Lê Thái Tổ dùng mưu ‘‘đặt ḿnh vào tử địa’’ đại thắng liên quân Minh-Lào ở Sách Khôi

 

Trận đánh cuối năm Nhâm Dần (cuối năm 1422, đầu năm 1423) này , ở sách Khôi, đều bị các sử gia Việt xưa nay hiểu lầm : họ tưởng rằng vua ta vị vây khốn, rồi nỗ lực đánh ra và thoát nạn. Không phải thế, đó là mẹo của Vua Lê Thái Tổ : đặt ḿnh vào tử địa, để khích động tướng, quân sĩ.

Nhâm Dần, [1422], Mùa đông, tháng 12, vua tiến quân đóng Quan Da. Liên quân Lào-Minh đánh vào trước mặt sau lưng quân ta, nhiều người chết b thương.

Vua bèn làm ra v mật lui v  sách Khôi. Sau 7 ngày, giặc đem đại binh đến vây. Vua bảo cácớng sĩ: "Giặc vây ta bốn mặt, muốn chạy cũng không lối nào. Đây chính là "’t địa’’ binh pháp đă nói, đánh nhanh th́ sống, không đánh nhanh th́ chết". Các tướng như Lĩnh, Phạm Vấn, Hào, Triện từ bốn phương tám hướng , dẫn quân xông ra, chém được thamớng MinhPhùng Quư hơn ngh́n th cấp giặc, bắt được trăm con ngựa. K Trần Trí ch thoát được thân ḿnh chạy v Đông Quan, quân Ai Lao cũng b trốn.

 

 

X) Từ đấy (1-1423), giặc Minh không dám tiến công quân ta ở Thanh Hóa nữa.

 

Trận đánh ở sách Khôi này ,ta thắng lớn đến nỗi từ đó về sau giặc Minh không dám tấn công quân ta ở Thanh Hóa nữa !

Sau đó, quân ta thiếu lương ( chỉ là sự vận lương bị trục trặc, không phải bị địch làm nguy khốn).

Rồi vua ta tạm ḥa với giặc, thể theo lời yêu cầu của các tướng.

Chính lúc này, Vua Lê dựng hành dinh  ở Lỗi Giang (vào đầu năm 1423.

 

Hành dinh Lỗi Giang , căn cứ bán quân sự là để :

_tiếp kiến sứ giả của giặc

_hư trương thanh thế (không tiếp địch ở chiến tuyến)

_vua tiếp kiến chúng dân ( vua ta là lănh tụ nghĩa quân, nên thỉnh thoảng cùng dân ‘tâm sự‘)

_v́ dân có thể gặp vua, nên có thể xin đầu quân.

_cơ sở thi hành chánh-trị, hành chánh

 

Lúc này, t́nh h́nh của ta rất khả quan, danh tiếng vua vang lừng trong nước , sau 3 trận đại thắng, mỗi lần hơn 10 vạn quân địch. Do đó có nhiều người ở ngoài Thanh Hóa, t́m đến đầu quân, như ông Nguyễn Trăi, Trần Nguyên Hăn ( trước năm 1423, hầu hết những người đầu quân đều là người Thanh Hóa) . . .

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

 

Sách tham khảo

       Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Sử quan đời Trần và Lê Trịnh

       Đại Việt Thông Sử, Lê Quí Đôn

       Lam Sơn Thực Lục, Nguyễn Trăi viết theo lời kể của vua Lê Thái Tổ (bị sửa đổi)

       Khâm Định Việt S Thông Giám Cương Mục, s quan triều Nguyễn

       Hoàng Lê nhất thống chí , Ngô gia văn phái

       Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú

       Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim

 

       Đông Châu Liệt Quốc

       Hán Sở Tranh Hùng

       Sử Kư , Tư Mă Thiên

       Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, La Quán Trung, dịch giả Tử Vi Lang

       Các nhà khoa bảng Việt nam, chủ biên Ngô Đức Thọ

       Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm

 

       Tôn Tử Binh Pháp, Tôn Tử

       Ngô Tử Binh Pháp, Ngô Khởi

       Thái Công Binh Pháp

*

*

Trang Nhà   Lê Anh Chí

-------------------------------------

* Trang Chính * Văn Học * Thơ *

-------------------------------------

* Bài mới Trang LêAnhChí * Bài mới Kiến Tánh *

----------------------------------------------------

* Nối kết Phật Pháp * Gia * Nối kết Văn Học *

----------------------------------------------------