Giải đáp nghi án TrạngTŕnh_TrạngBùng

 

                    Lê Anh Chí

 

__________________________________________

 

Dàn Bài :

I) Lược Sử Trạng Tŕnh

II) Lược Sử Trạng Bùng

III) Nghi Án TrạngTŕnh-TrạngBùng : cùng mẹ ?

IV) Đáp Án : chẳng thể cùng mẹ !

V) Tại sao có truyền thuyết hai Trạng cùng mẹ ?

VI) Câu hỏi : Trạng Tŕnh và Lương Hữu Khánh xưng hô ra sao ?

__________________________________________

 

 

 

I) Lược Sử Trạng Tŕnh

 

Trạng Tŕnh Nguyễn bỉnh Khiêm (1491 - 1585), người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương,tên là Văn Đạt, sau đổi thành Bỉnh Khiêm, tự là Hanh Phu , hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Về già được học tṛ tôn làm Tuyết Giang Phu Tử.

Trạng nguyên,khoa Ất mùi 1535

Thượng Thư , Thái Phó, Tŕnh Quốc Công.

Được gọi là Trạng Tŕnh, v́ ông đỗ Trạng nguyên,lại được phong làm Tŕnh Tuyền Hầu, rồi Tŕnh Quốc Công.

C̣n hai tập thơ "Bạch vân Am thi tập'' (chữ Hán) và '' Bạch Vân quốc ngữ Thi'' (chữ Nôm) . Theo Lê quư Đôn và Phan huy Chú, thơ của Trạng Tŕnh có gần 1000 bài nay đă thất lạc gần hết.

Nổi danh về bói toán, được bí truyền của Bảng Nhăn Lương Đắc Bằng. Có Sấm Trạng Tŕnh để đời.Thọ 95 tuổi.

 

 

II) Lược Sử Trạng Bùng

 

Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (1528-1613)

làng Phùng Xá (Bùng), huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.

Tự Hoằng Phu, hiệu Nghị Trai.

Học tṛ Trạng Tŕnh, bỏ đất nhà Mạc vào Thanh Hóa giúp nhà Lê.

Đ Hoàng Giáp năm 1580. Ông làm quan rồi mới đi thi.

Đi sứ ứng đối xuất sắc, được vua Minh đặc cách phong làmTrạng Nguyên. Mặc dù ông không đỗ Trạng nhưng người đời gọi ông là Trạng Bùng

Hộ Bộ Thượng thư, Quốc Tử Giám Tế Tửu , Mai quận công.

Được tôn làm Tổ sư nghề dệt the lụa ở Xứ Đoài (Sơn Tây) Hàng dệt mang thương hiệu Bùng nổi tiếng một thời. Chính ông đă có công đem cây ngô và vừng về quê dạy cho dân làng.

Mai Lĩnh sứ Hoa thi tập, Ngôn chí thi tập.

Có ngâm vịnh ứng đối với Liễu Hạnh công-chúa.

Thọ 86 tuổi, được truy tặng Thái Tể, phong phúc thần.

 

 

III) Nghi Án TrạngTŕnh-TrạngBùng : cùng mẹ ?

 

Tục truyền về Nghi Án TrạngTŕnh-TrạngBùng:

 

Mẹ TrạngTŕnh là Từ Thục phu nhân họ Nhữ, nguyên là con gái hộ bộ thượng thư Nhữ văn Lan, ở làng An Tử, huyện Tiên Minh. Bà thông kinh sử, giỏi văn chương, mà lại tinh nghề tướng số. Bà kén chồng đến ngoài hai mươi tuổi thấy ông Văn Định có tướng sinh quí tử mới lấy. Về sau, lại gặp một chàng trẻ tuổi đi qua bến Hà, ngạc nhiên nói rằng: "Tiếc thay ! Khi trước không gặp người này! " Hỏi ra th́ người đó là Mạc Đăng Dung.

Một khi Văn Định ẵm TrạngTŕnh trên tay, bỗng dưng TrạngTŕnh nói rằng "Mặt trời mọc phương Đông". Văn Định lấy làm kỳ dị. Đến năm ông lên bốn tuổi, phu nhân dậy ông học chính văn trong kinh truyện dậy đến đâu thuộc ḷng đến đấy.

Một bữa, phu nhân đi vắng, Văn Định kéo một cái dây đùa với con, rồi ngâm đùa một câu rằng: "Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung". Đương đọc dở dang th́ Bỉnh Khiêm tiếp: "Vén tay tiên hốt hốt rung". Văn Định thấy con thông minh, mừng lắm, về khoe tài với phu nhân. Phu nhân nói rằng: "Mặt trăng là phận bày tôi, sao ông lại dậy con điều ấy?" Văn Định thẹn tḥ xin chịu lỗi, nhưng bà ấy vẫn c̣n căm tức, bỏ đi, nhất định không ở đấy nữa.

Tục truyền bà bỏ ông Văn Định lên Sơn Tây, lấy chồng khác sinh ra ông Phùng Khắc Khoan.

 

Nghi Án : TrạngTŕnh-TrạngBùng có phải là cùng mẹ ?

 

 

IV) Đáp Án : chẳng thể cùng mẹ !

 

Đáp Án : hai Trạng chẳng thể nào cùng mẹ !

 

Lư do rất giản dị, đó là tuổi tác :

 

1) Mẹ Trạng Tŕnh kén chồng đến ngoài hai mươi tuổi thấy ông Văn Định có tướng sinh quí tử mới lấy.Nghĩa là lúc lấy chồng bà khoảng 24-28 tuổi. Đúng luật th́ 28 tuổi ( nói ‘ngoài hai mươi tuổi’ th́ là vậy _sách vở phải viết như vậy, để tránh cho phụ nữ tiếng ‘gái già’) , nhưng thôi tính giảm thiểu đi, cho bà lấy chồng năm 24 tuổi. Năm sau, Trạng Tŕnh chào đời, tức là lúc đó bà (ít nhất) 25 tuổi

 

2) Trạng Tŕnh sinh năm 1491, Trạng Bùng sinh năm 1528 : Trạng Tŕnh hơn Trạng Bùng 37 tuổi ! Vậy nếu mẹ Trạng Tŕnh sinh Trạng Bùng th́ lúc đó bà phải : 25 + 37 = 62 tuổi ! ( ít nhất 62 tuổi)

Chẳng thể nào được !

Nói một cách chắc ăn hơn : xác suất 99,999% là hai Trạng không thể nào cùng một mẹ ruột sinh ra !

( Năm sinh của hai người đúng đó : khi Trạng Tŕnh 45 tuổi thi tiến-sĩ th́ vào thời Mạc Đăng Doanh (đầu nhà Mạc) , khi Trạng Bùng vào khoảng tuổi đó, th́ nhà Lê bắt đầu quật khởi lên lại, nhà Mạc sắp mất : tức là cách nhau khoảng 40 năm !)

 

Đáp Án : hai Trạng chẳng thể cùng mẹ !

 

 

V) Tại sao có truyền thuyết hai Trạng cùng mẹ ?

 

Tại sao có truyền thuyết hai Trạng cùng mẹ ? _Tôi đoán rằng : v́ thiên hạ thấy hai Trạng xưng hô là anh em, thay v́ thầy tṛ. Giả thuyết 2 của tôi : mẹ của hai Trạng là chị em ( chị em th́ có thể cách xa nhau 40 tuổi, chỉ cần ông ngoại của TrạngTŕnh có hai vợ ). Giả thuyết 3 của tôi : hai chị em bà này cùng lấy cha Phùng Khắc Khoan , do đó Phùng Khắc Khoan cũng gọi mẹ Trạng Tŕnh là mẹ.

 

Vậy th́, hai Trạng là anh em con d́, chớ không phải anh em cùng mẹ.

Giả thuyết này có cơ sở v́ : nghề thuật số bí truyền , Trạng Tŕnh chỉ truyền cho Trạng Bùng và Lương Hữu Khánh mà thôi. Lương Hữu Khánh là con ông Lương Đắc Bằng, thầy Trạng Tŕnh ; c̣n Trạng Bùng là bà con thân thiết.

 

 

VI) Câu hỏi : Trạng Tŕnh và Lương Hữu Khánh xưng hô ra sao ?

 

Nhân nói về việc xưng hô ở trên, hỏi :Trạng Tŕnh và Lương Hữu Khánh xưng hô ra sao ?

Vấn đề là thế này : Lương Hữu Khánh là con ông Lương Đắc Bằng, thầy Trạng Tŕnh. Vậy, Lương Hữu Khánh là đồng vai vế với Trạng. Đúng luật, Lương Hữu Khánh là sư đệ của Trạng Tŕnh chớ chẳng phải là học tṛ.

 

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

 

Sách tham khảo

 

       Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Sử quan đời Trần và Lê

       Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú

       Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim

 

       Các nhà khoa bảng Việt nam, chủ biên Ngô Đức Thọ

 

       Nam Hải Dị Nhân, Phan Kế Bính

 

       Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm

 

 

Trang Nhà   Lê Anh Chí

-------------------------------------

* Trang Chính * Văn Học * Thơ *

-------------------------------------

* Bài mới Trang LêAnhChí * Bài mới Kiến Tánh *

----------------------------------------------------

* Nối kết Phật Pháp * Gia * Nối kết Văn Học *

----------------------------------------------------