Mấy bồ chữ của Cao Bá Quát

 

       Lê Anh Chí

 

__________________________________________

Dàn Bài :

I) Lược Sử

II) Lời tuyên bố cao ngạo

III) Cái SAI của Cao Bá Quát

IV) Chẳng phải tuyệt thế thông minh

V) Hay chữ không có nghĩa là giỏi kinh luân

VI) Phải tu học, tu luyện

VII) Vô Sở Đắc , một đặc điểm của Thiền Tông

VIII) Đắc Vô Sở Đắc : phải tu luyện

__________________________________________

 

 

 

I) Lược Sử

 

Tự là Chu Thần, hiệu Cúc Đường, biệt hiệu Mẫn Hiên, quê gốc ở làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh cũ

Năm 1831, ông 22 tuổi, đậu á nguyên trường thi Hà Nội

Năm 1841 sung chức Hành tẩu bộ Lễ, sau thăng chức Lang trung.

Cuối năm 1841, làm sơ khảo ở Trường thi hương Thừa Thiên cùng với Tiến sĩ Phan Nhạ. sửa mấy quyển thi phạm húy, cả hai đều bị kết vào tội chết ; sau ông được vua Thiệu Trị giảm tội và phát phối vào Đà Nẵng

1843, theo sứ bộ Đào Trí Phú sang Tân Gia Ba công cán, đ lập công chuộc tội (gọi là đi "dương tŕnh hiệu lực") . Xong việc bị thải hồi về quê .

1847, được bổ vào Viện Hàn lâm, rồi thăng làm chủ sự, sưu tầm và xếp đặt văn thư.

Năm 1850, làm Giáo thụ ở phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, năm sau lấy cớ mẹ già ông xin từ chức.

Năm 1854, làm quân sư cho Lê Duy Cự ( giặc Châu Chấu). Ông bị bắt rồi bị hành quyết cùng với 2 con trai . Anh Đạt b bắt, rồi t t.

 

Người đương thời phong ông làm "Thánh Quát" (Thánh văn chương).

Tác phẩm : Cao Chu Thần thi tập, Cao Chu Thần di cảo, Mẫn Hiên thi tập và bài phú Tài Tử Đa Cùng

 

 

II) Lời tuyên bố cao ngạo

 

Cao Bá Quát là người cao ngạo, đă từng tuyên bố như sau :

 

{{  Trong thiên hạ có 4 bồ chữ.

Một ḿnh  tôi giữ hết 2 bồ.

Anh tôi Bá Đạt và bạn tôi Nguyễn văn Siêu giữ một bồ.

C̣n một bồ phân phát cho thiên hạ !   }}

 

 

III) Cái SAI của Cao Bá Quát

 

Câu tuyên bố trên SAI bét v́ :

       Giả sử thiên hạ có 4 bồ chữ.

       Nếu Cao Bá Quát học  hết 2 bồ.

       Th́ thiên hạ vẫn c̣n lại 4 bồ chữ.

Làm ǵ mà có chuyện : C̣n một bồ phân phát cho thiên hạ!

 

 

IV) Chẳng phải tuyệt thế thông minh

 

Cao Bá Quát chẳng phải là người tuyệt thế thông minh

Tôi đă chứng minh điều này. V́ tôi đă chứng minh rằng lời tuyên bố cao ngạo của Cao Bá Quát có một lỗ hổng lớn.

 

Nay thử xét tài năng của ông Cao Bá Quát :

1) Thơ : thơ Cao Bá Quát tuy hay, nhưng thử so sánh với hai nhân vật cách đó mấy chục năm :

       so với Nguyễn Du, thơ Cao Bá Quát không bằng

       Cao Bá Quát không xuất khẩu thành thi hơn được Lê Quí Đôn

2) Tài thao lược : vừa mới làm quân sư mấy tháng là bị bắt ngay ! Thua xa Lê Quí Đôn !

3) Sự nghiệp của ông có ǵ, ngoài những giai thoại ngông nghênh ?

Những tập thơ văn của ông để lại chẳng thể sánh bằng Lê Quí Đôn. Lê Quí Đôn tiên-sinh là nhà bác học nhân văn vĩ đại của nước ta, để lại cho hậu thế một sự nghiệp kếch sù . Ngoài ra, Lê tiên sinh c̣n tinh thông Phật Pháp , tử vi, vv . . .

Sở dĩ  tôi so sánh ông với vĩ nhân Lê Quí Đôn là v́ ông tự cho, tự xưng là người tuyệt thế thông minh ; phải so sánh với người thông minh tuyệt thế !

 

 

V) Hay chữ không có nghĩa là giỏi kinh luân

 

Nhà nho xưa thường tự cho là giỏi kinh luân, lược thao gồm tài. Tu thân , tề gia, trị quốc mà.

Kẹt một cái là họ có tu thân đâu, người được khen là giỏi chỉ là hay chữ.

 

Mà hay chữ không có nghĩa là giỏi kinh luân.

Vấn đề này chẳng phải là mới lạ chi. Ngay từ đời Hán , nhiều nho gia cũng đă chê bai lối học khoa cử. Vua chúa cũng có người biết thế. Nhưng khoa cử vẫn cứ để đó ; có lẽ v́ họ không t́m ra cách hay hơn để chọn nhân tài.

 

Và hậu quả là nhà nho xưa cứ tự cho là giỏi kinh luân.

Thật không có ǵ lầm hơn. Việc kinh bang tế thế đâu phải chuyện tầm thường. Viết văn làm thơ nào phải kinh luân.

Trong Phật Pháp cũng thế ; tu hành đâu phải là thuộc ḷng kinh điển.

 

 

VI) Phải tu học, tu luyện

 

Dẫu tuyệt thế thông minh th́ vẫn cần phải tu học, tu luyện.

Trong ngành văn chương cũng thế. Cao Bá Quát th́ dậm chân tại chỗ, c̣n Lê Quí Đôn th́ tiến xa, nhờ trau chuyên, nghiên cứu.

 

Kinh bang tế thế, th́ phải cần luyện. Phải đọc kỹ lời Khổng Tử, suy nghĩ thật kỹ, xem ngài dạy ra sao (Khổng Tử là nhà chánh trị) .Phải nghiên cứu cách hành sự của các nhà trong Bách Gia. Phải nghiên cứu binh thư. Phải tiên liệu, với mỗi biến cố quan trọng, phải làm ǵ. Rồi c̣n phải trau dồi tính t́nh . . .

 

Tôi thấy ông Cao Bá Quát chẳng tu luyện , chỉ lấy cái hay chữ, cái lanh trí ứng đối cho là kinh luân. Ông nói những ǵ "kiến cơ nhi tác", "Nghiêu Thuấn quân dân" nhưng đó chỉ là nói khoác, ông nào có biết làm cách nào mang lại "Nghiêu Thuấn quân dân" !

 

Ông c̣n chưa biết làm thế nào để tu học cho có kinh luân !

 

Cho nên, v́ bất đắc chí, cuối cùng ông làm loạn. Thân th́ mất, mà c̣n di hại cho gia đ́nh . . .

 

 

VII) Vô Sở Đắc , một đặc điểm của Thiền Tông

 

Cũng như bồ chữ trong thiên hạ ở trên, Chân Như trong vũ trụ chẳng thêm chẳng bớt khi có người  Kiến Tánh

Tại sao? Kiến Tánh là chứng ngộ Phật Tánh; chứng ngộ Phật Tánh của chính ta!

Phật Tánh của ta vốn sẵn có từ Vô Thủy, vốn là  Thường, Lạc, Ngă, Tịnh. Chỉ v́ bị ngăn che nên không thấy ! Khi Kiến Tánh th́ ta chẳng thêm ǵ và Chân Như chẳng bị mất ǵ!

Chân Như trong vũ trụ chẳng thêm chẳng bớt.

Người Kiến Tánh cũng chẳng đắc ǵ, v́ chỉ chứng ngộ  Phật Tánh có sẵn của chính ta!

Đây là chân chính Vô Sở Đắc!

Một đặc điểm của Thiền Tông!

 

Tôi có hai câu thơ, diễn tả điều này :

       Dừng tâm đứng lại: thân, tâm, tánh

       Một niệm vuông tṛn: tâm đắc tâm !

             (Dừng tâm, Anh Chí)

 

 

VIII) Đắc Vô Sở Đắc : phải tu luyện

 

Phật Pháp chủ ở sự thực chứng. Cần phải đắc ! Chứng tầng thiền này, tầng thiền nọ ; rồi cuối cùng đắc đạo.

Nhưng cái cao siêu nhất của Phật Pháp là cái Vô Sở Đắc.

Cái cao siêu nhất của Phật Pháp là Đắc cái Vô Sở Đắc.

 

Thiền Tông là vậy : Đắc Vô Sở Đắc. Tức là chứng ngộ Phật Tánh, cái có sẵn ở mọi chúng sinh.

 

Nhưng muốn Đắc cái Vô Sở Đắc th́ phải tu luyện. Chẳng thể đi khơi khơi, khơi khơi nói khoác ; rồi đùng một cái, tự nhiên Ngộ.

 

Không có chuyện chẳng tu mà thành !

 

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

 

Sách tham khảo

       Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Sử quan đời Trần và Lê

       Hoàng Lê nhất thống chí , Ngô gia văn phái

       Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú

       Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim

 

       Các nhà khoa bảng Việt nam, chủ biên Ngô Đức Thọ

 

       Đông Châu Liệt Quốc

       Hán Sở Tranh Hùng

       Sử Kư , Tư Mă Thiên

       Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, La Quán Trung, dịch giả Tử Vi Lang

 

       Thiền Sư Việt Nam, Thích Thanh Từ

 

       Thơ văn Lư Trần, Ủy ban khoa học xă hội Việt nam

       Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm

 

 

Trang Nhà   Lê Anh Chí

-------------------------------------

* Trang Chính * Văn Học * Thơ *

-------------------------------------

* Bài mới Trang LêAnhChí * Bài mới Kiến Tánh *

----------------------------------------------------

* Nối kết Phật Pháp * Gia * Nối kết Văn Học *

----------------------------------------------------