Luận Kiếm[1]

 

       Lê Anh Chí

______________________________

Dàn Bài

 

Luận Kiếm[1]

I ) Việt Nữ Kiếm

II ) Ỷ Thiên Trường Kiếm

       Ỷ Thiên Đồ Long Kư

       Thanh Kiếm Ỷ Thiên có thật

       Kim Dung, Cổ Long Luận Kiếm

III ) Tâm Kiếm

IV ) Hiệp Khách Kiếm

V ) Tướng Quân Kiếm

VI ) Công Hầu Kiếm

VII ) Tướng Quốc Kiếm

VIII ) Ḥang Đế Kiếm

 

Luận Kiếm[2]

IX ) Trương Lương Kiếm

       Chẳng phải là tôi của Lưu Bang

       Hành thích Tần Thuỷ Hoàng : thất bại

       Bội ước với Hạng Vũ : vẫn là thất tín

       Chém đầu Hạng Vũ : thành công

       Khôi phục nước Hàn : thất bại

       Hàn Tín, Anh Bố, Bành Việt : thành hay bại ?

       Chẳng phải là công thành thân thoái

       Chẳng phải là Tướng Quốc lư tưởng

X )  Tây Thi Kiếm

       Giai nhân cổ kim có một

       Cuộc triển lăm người đẹp đầu tiên ?

       Thục nữ

       Toàn thân nàng là Kiếm

       Nàng là vật hy sinh

       Bị nhận ch́m sông ?

       Mỹ nhân chẳng dùng Mỹ Nhân Kế 

XI ) Luận Kiếm ở núi Tâm

       Quân Tử Kiếm

       Tiểu Nhân Kiếm

       Hiền Nhân Kiếm

       Ác Nhân Kiếm

       Thánh Nhân Kiếm

______________________________

 

 

 

Luận Kiếm đây là dùng Phật Pháp để bàn về việc đời trong đạo, cái đạo ở đời.

Luận Kiếm th́ phải bàn về một Kiếm Pháp cổ nhất có ghi trong sử sách, được lưu truyền cho đến ngày nay (Việt Nữ Kiếm Pháp) và thanh kiếm rất nổi tiếng từ 40 năm nay, ở nước ta và một phần của Tàu (Ỷ Thiên Trường Kiếm ).

Sau đó, bài này bàn về Tâm Kiếm. Tâm Kiếm lư tưởng của Hiệp Khách, Tướng Quân, Công Hầu , Tướng Quốc, Ḥang Đế và cuối cùng Tâm Kiếm ở núi Tâm : Quân Tử Kiếm, Tiểu Nhân Kiếm, Hiền Nhân Kiếm, Ác Nhân Kiếm, Thánh Nhân Kiếm.

Có hai đoạn bàn về 2 Kiếm nổi tiếng trong lịch sử : IX ) Trương Lương Kiếm và X )  Tây Thi Kiếm. Một đằng là tượng trưng cho Tướng Quốc lư tưởng và một đằng là Mỹ Nhân Kế . Lư luận và kết luận của tôi đưa ra về hai vị này sẽ làm không ít độc giả ngạc nhiên . . .

 

 

I ) Việt Nữ Kiếm

 

Việt Nữ Kiếm Pháp có lẽ là Kiếm Pháp cổ nhất có ghi trong sử sách và được lưu truyền cho đến ngày nay,

Việt Nữ là nàng Tiên nước Việt (nước Việt ở bên Tàu ).

Đông Châu Liệt Quốc:

       Việt Vương Câu Tiễn , muốn đánh Ngô Phù Sai, t́m người dạy Kiếm Pháp cho quân sĩ. Có nàng Tiên đến yết kiến, trổ tài hoa tay một cái đă đoạt được thương kích của quân sĩ. Nàng Tiên truyền thụ Kiếm Pháp cho lính tráng của Việt Vương. Kiếm Pháp này từ đó về sau được gọi là Việt Nữ Kiếm Pháp và được lưu truyền cho đến ngày nay.

 

Có điều kỳ lạ là tại sao không gọi là Việt Tiên Tử Kiếm Pháp ?  Việt Tiên Tử th́ mới đúng là nàng Tiên nước Việt ! lẽ người Tàu , thời đó cả ngàn năm về sau, xem nước Việt man di mọi rợ nên không gọi nàng Tiên nước Việt mà là Việt Nữ trống trơn !

Việt Nữ Kiếm Pháp lúc đầu đă truyền cho đàn ông, mà về sau cũng thế, người học thường là đàn ông. Trong cuốn tiểu thuyết vơ hiệp Anh Hùng Xạ Điêu của Kim Dung, Anh Hùng là Quách Tĩnh cũng học Việt Nữ Kiếm Pháp và truyền thụ Kiếm Pháp này lại cho đệ tử. H́nh như 2000 năm nay, môn Kiếm mà người ḿnh thường học cũng được gọi là Việt Nữ Kiếm Pháp.

 

 

II ) Ỷ Thiên Trường Kiếm

 

Ỷ Thiên Trường Kiếm là thanh kiếm rất nổi tiếng từ 40 năm nay, ở nước ta và một phần của Tàu, nhờ vào . . .bộ truyện Ỷ Thiên Đồ Long Kư .

 

Ỷ Thiên Đồ Long Kư

 

Ỷ Thiên Đồ Long Kư của Kim Dung, dịch giả Từ Khánh Phụng, mới đầu được đăng (từng ngày) trên báo Đồng Nai, ở Việt Nam hơn 40 năm về trước. Ông chủ nhiệm báo Đồng Nai, muốn hấp dẫn người đọc, nên đổi tên bộ truyện thành Cô Gái Đồ Long. Từ đó về sau, ở nước ta bộ truyện vẫn mang tên là Cô Gái Đồ Long, mặc dù người đọc đọc hoài đọc măi chẳng thấy ai là Cô Gái Đồ Long cả !  

 

 

Thanh Kiếm Ỷ Thiên có thật

 

Tiểu thuyết Kim Dung lồng trong khung cảnh lịch sử, với những nhân vật lịch sử ; những điều thật và giả tưởng đan vào nhau.

Thí dụ :

       Vua Mông Cổ Mông Kha quả chết ngoài sa trường, nhưng không bị Dương Qua giết. ( Thần Điêu Hiệp Lữ ).  

       Thành Tương Dương quả có chống cự với quân Mông Cổ 30 năm nhưng vị tướng thủ thành chẳng phải là Quách Tĩnh. ( Thần Điêu Hiệp Lữ và Ỷ Thiên Đồ Long Kư).  

       Tổ Đạt Ma quả có để lại Kinh Lăng Già đ truyền tâm, ấn tâm, nhưng trong Kinh không viết quyết Cửu Dương Chân Kinh (Ỷ Thiên Đồ Long Kư).

      

Nhưng Ỷ Thiên Trường Kiếm th́ lại có thật. Như những thí dụ trên, Kim Dung lại lồng vào đó một giả tưởng : xuất xứ của Ỷ Thiên Trường Kiếm. Nhà văn hào bịa rằng Ỷ Thiên Trường Kiếm do Quách Tĩnh, Hoàng Dung chế tạo ra. Hoàng Dung chế ra hai thanh bảo đao bảo kiếm rỗng ruột và để vào đó bí kíp vơ công ‘Cửu Âm Chân Kinh’ và binh pháp, mà chồng bà luyện được, vào trong. Bà trao Đồ Long Đao cho con trai duy nhất là Quách Phá Lỗ và Ỷ Thiên Kiếm cho con gái cưng là Quách Tường. Sau này, Quách Phá Lỗ tuẫn nạn cùng cha mẹ nên bí mật Đồ Long Đao Ỷ Thiên Kiếm chỉ có Quách Tường biết.

 

Thực ra , Ỷ Thiên Trường Kiếm là thanh kiếm đă có ngh́n năm trước thời Ỷ Thiên Đồ Long Kư (Nguyên Mạt Minh Sơ). Thời Tam Quốc, nhân vật có thanh Ỷ Thiên Trường Kiếm là . . . Tào Tháo !

Sở dĩ Kim Dung phải tưởng tượng xuất xứ của Ỷ Thiên Trường Kiếm như trên là để giải thích tại sao người chưởng môn của phái Nga Mi lại biết bí mật Đồ Long Đao Ỷ Thiên Kiếm : Quách Tường là tổ sư phái Nga Mi !

( Chuyện buồn cười ! Quách Phá Lỗ và  Quách Tường đă là con của Quách Tĩnh th́ họ chỉ cần học thuộc Cửu Âm Chân Kinh và chép lại một bản . Phái Nga Mi  sau này tất biết Cửu Âm Chân Kinh ; cần chi mà phải khổ nhọc t́m Đồ Long Đao Ỷ Thiên Kiếm. Đến nỗi Chu Chỉ Nhược, chưởng môn phái Nga Mi, phải làm đủ chuyện thương luân bại lư để có Cửu Âm Chân Kinh !)

 

V́ Ỷ Thiên Trường Kiếm có thật, nên thiền sư Thạch Thành Kim có nhắc đến trong Truyền Gia Bảo Thiền Tông Trực Chỉ : "Một niệm hiện tiền như được thanh Ỷ Thiên Trường Kiếm : nếu chạm mũi nhọn của nó th́ không được . . . "

 

 

Kim Dung, Cổ Long Luận Kiếm

 

Trước Ỷ Thiên Đồ Long Kư, Kim Dung đă viết mấy bộ truyện vơ hiệp. Anh Hùng Xạ Điêu và Thần Điêu Hiệp Lữ là 2 bộ "tiền nhân" của Ỷ Thiên Đồ Long Kư và đă được nhiều độc giả Việt mến chuộng ; nhưng đến Ỷ Thiên Đồ Long Kư tên tuổi của Kim Dung nổi lên như cồn. Đến nổi sau đó, truyện vơ hiệp nào cũng đề đại tên tác giả là Kim Dung  chẳng tôn trọng quyền tác giả tí nào ! Như Cổ Long, bạn của Kim Dung và cũng là một văn hào, cũng bị tước quyền tác giả : hàng triệu người Việt đă đọc say mê Long Hổ Phong Vân (và Tiểu Lư Phi Đao ), nhưng hiếm người biết rằng tác giả là Cổ Long  .

 

Trước thế hệ Kim Dung, Cổ Long, tiểu thuyết kiếm hiệp thường là kiếm hiệp ba xu : anh hùng của truyện thường mặt lạnh như tiền, giết người như ngóe ; cốt truyện có thể ly kỳ nhưng ngây thơ và đánh nhau loạn xà ngầu !

Kim Dung Cổ Long tả anh hùng ra kẻ anh hùng, tiểu nhân ra kẻ tiểu nhân, ác nhân ra kẻ ác nhân; cốt truyện éo le gay cấn ly kỳ.

Lồng trong truyện vơ hiệp kỳ t́nh, họ luận anh hùng. Luận ḷng nhân của anh hùng, ḷng nghĩa hiệp của anh hùng, ḷng trung hiếu của anh hùng, ḷng can đảm của anh hùng. . .  ,

 

Như vậy,

       Kim Dung, Cổ Long không Luận Kiếm mà là Luận . . .

 

 

III ) Tâm Kiếm

 

Vạn pháp do tâm tạo. Kiếm cũng do tâm tạo.

Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận : " . . . Tâm làm ra thiên đàng, Tâm làm ra địa ngục, Tâm làm ra Phật, Tâm làm ra chúng sinh . . ."

Tâm làm ra Kiếm !

 

V́ Phật Pháp là Tâm Pháp , nên Người Phật Tử chân chính hiểu Phật Pháp, th́ khi Luận Kiếm chỉ Luận về Tâm.

 

 

IV ) Hiệp Khách Kiếm

 

Hiệp Khách luyện Kiếm, vơ công để cứu khổn pḥ nguy.

Trong Long Hổ Phong Vân, Cổ Long dùng nhân vật Hồ Thiết Hoa để nói :

       Đại Trượng Phu sinh ra ở ḍng đời, có những việc nên làm và những việc không nên làm . Những việc nên làm, dẫu biết không thành công vẫn làm như thường !

Không thành công khi thật sự tỉ thí với ác nhân cao thủ, thường là . . . chết !

Đây là anh hùng xả thân v́ đạo nghĩa .

Chân chánh Hiệp Khách Kiếm !

 

 

V ) Tướng Quân Kiếm

 

Trạng Thái của Tâm : trung, can, nghĩa, khí.

Luyện Kiếm, vơ công, binh pháp, để vẫy vùng ngang dọc, trên đền ơn quân vương (quốc gia) , dưới thoả chí tang bồng.

 

Đây là Tướng Quân Kiếm.

 

 

VI ) Công Hầu Kiếm

 

Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Bày mưu thiết kế, làm sáng đạo quân vương, cai trị công minh.

Đây là Công Hầu Kiếm.

 

 

VII ) Tướng Quốc Kiếm

 

Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Biết sự biến chuyển cuả trời đất, cuả âm dương.

Biết đường hướng thịnh suy của quốc gia.

Luận Đạo cùng Hoàng Đế.

Vỗ về dân chúng.

Đưa ra kế sách lớn : để an trị nước nhà, định hướng đi dài lâu ( vật chất và tinh thần) cho tổ quốc.

Đây là Tướng Quốc Kiếm.

 

 

VIII ) Ḥang Đế Kiếm

 

Như là Tướng Quốc Kiếm. Khác một điều : Ḥang Đế th́ quyết định.

 

Ḥang Đế Kiếm th́ :

Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Biết sự biến chuyển cuả trời đất, cuả âm dương.

Biết đường hướng thịnh suy của quốc gia.

Luận Đạo cùng Tướng Quốc.

Vỗ về dân chúng.

Quyết định kế sách lớn : để an trị nước nhà, định hướng đi dài lâu ( vật chất và tinh thần) cho tổ quốc.

 

 

--------------

Xem tiếp bài

      Luận Kiếm[2]

 

 

 

Kinh sách tham khảo

Kinh :

       Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh

       Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận

       Kinh Kim Cang

       Kinh Trường A Hàm,  dịch giả   Thích Thiện Siêu

Sách :

       Nam Hoa Kinh, Trang Tử, dịch giả Ngô Tất Tố

       Nam Hoa Kinh, Trang Tử, dịch giả Nguyễn Hiến

 

       Thiền Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn,  Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ

 

       Nho Giáo, Trần Trọng Kim

 

       Đông Châu Liệt Quốc   

       Hán Sở Tranh Hùng

       Sử Kư , Tư Mă Thiên

       Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, La Quán Trung, dịch giả Tử Vi Lang

 

       Anh Hùng Xạ Điêu, Kim Dung

       Thần Điêu Hiệp Lữ, Kim Dung

       Ỷ Thiên Đồ Long Kư, Kim Dung

 

       Tiểu Lư Phi Đao, Cổ Long

       Huyết Tâm Lệnh, Cổ Long

       Long Hổ Phong Vân, Cổ Long

 

 

 

     Trang Nhà www.LeAnhChi.com

------------------------------------------------

* Trang Chính * Văn Học * Bài mới * Thơ *

------------------------------------------------

* Nối kết Phật Pháp *   * Nối kết Văn Học *

------------------------------------------------