Công tước triều Lê

 

       Lê Anh Chí

 

_________________________________________

 

Dàn Bài :

I) Tước Công, lược qua các triều đại

II) Tước Công, rất hiếm từ đời Hán

III) Lư Trần

IV) Triều Lê : X-y-công

V) Triều Lê : X-quận-công

VI) Triều Lê : X-quốc-công

VII) Hoàng Lê Nhất Thống Chí: X-công

VIII) Quận phu nhân, Quốc phu nhân, Quốc-thái phu nhân

IX) Có nên kể tước tặng phong sau khi chết ?

_________________________________________

 

 

I) Tước Công, lược qua các triều đại

 

Công, hầu, bá , tử , nam đă có từ lâu ; nhưng ở bên Tàu, nhà Chu là triều đại xác định rơ ràng lễ nghi chức vị.

Vua Vũ diệt được Trụ, phong đất cho các công thần, gọi là vua chư hầu, thế tập cha truyền con nối. các nước lớn th́ vua chư hầu được tước công, như các nước : Tề, Tần, Tấn, Lỗ , Trịnh , Tống . . .

Sự thế tập cha truyền con nối này được 500, 600 năm th́ gặp trở ngại : nhiều nước chư hầu bị quyền thần soán ngôi. Cuối cùng chính nhà Chu bị nước Tần diệt.

Tần Thủy hoàng xưng Hoàng Đế, lập quận huyện, băi bỏ chế độ chư hầu, thi hành luật pháp bạo tàn; vua trở thành độc tôn, hoàng gia trở nên tập đoàn cai trị độc nhất có quyền thế tập làm vua.

Hán lên thay Tần ; vẫn áp dụng chế độ nhà Tần : lập quận huyện, băi bỏ chế độ chư hầu, Khác một điều là luật pháp dễ thở hơn nhiều. Từ đó, Công, hầu, bá , tử , nam là tước chốn triều đ́nh ; và sự thế tập chỉ có giới hạn vài đời.

Không những thế, tước Công, rất hiếm kể từ đời Hán . . .

 

 

II) Tước Công, rất hiếm từ đời Hán

 

Lưu Bang lên ngôi, lập nhà Hán, ra ngay qui luật : chỉ phong vương cho người họ Lưu, phong cho các công thần tước Hầu. Từ đó bên Tàu, Tước Công rất hiếm : từ đời Hán , chỉ những trường hợp đặc biệt mới được phong tước công, c̣n ai nấy giỏi lắm chỉ mơ tước Hầu.

Kẻ quyền thần mong làm Ḥang Đế, mới lấn lướt dần dần bằng tước công, rồi tước vương.

Ví dụ :

_Tào Tháo : tuy không dám làm Ḥang Đế, nhưng mong con là Tào Phi chiếm ngôi, nên lấy tước công, rồi tước vương. .

_Tư Mă Ư không muốn cướp ngôi, nên nhất định không nhận tước công.

( Sau này, Tư Mă Sư, Tư Mă Chiêu lộng quyền; nhưng khi đó Tư Mă Ư đă chết lâu rồi ; không thể trách Tư Mă Ư được)

_Gia Cát Lượng không muốn cướp ngôi, nên dù quyền hành nghiêng nước mà nhất định chỉ giữ tước hầu

 

Đó là chuyện bên Tàu, ở nước ta th́ có khác chút đỉnh.

 

 

III) Lư Trần

 

Triều Lư và Trần có rất ít người được phong tước công nếu không thuộc hoàng tộc.

 

Triều Lư:

 

Xem Đại Việt Sử Kư Toàn Thư chỉ thấy  Thái úy Thường Kiệt đượcớc Khai quốc công mà thôi. (Thái úy Thường Kiệt không phải là người hoàng tộc ). Điều này cho thấy rằng không phải là người hoàng tộc, th́ rất khó ḷng được phong tước công.

 

Tuy thế, không phải là người hoàng tộc cũng có thể được phong đến tước vương ! Trích Đại Việt Sử Kư Toàn Thư :

{{ . . . Phong Hiến Thành làm Nhập nội kiểm hiệu thái phó b́nh chương quân quốc trọng s, tước vương, giúp đ đông cung.}}

 

 

Triều Trần:

 

Xem Đại Việt Sử Kư Toàn Thư chỉ thấy:

_Uy Túc công Văn Bích

_Văn Hu công Quang Triều

Nhưng hai người này không đ h, th́ chắc là h Trần !

 

Tuy thế, cũng một ngoại l nhưới triều  : không phải là người hoàng tộc cũng có thể được phong đến tước vương ! Trích Đại Việt Sử Kư Toàn Thư :

{{ Gia phong thái phó triều Lư là Phùng Tá Chu làm Hưng Nhân Vương }}

 

Sự kiện này có khác với triều Lư: ông Hiến Thành là người tài đức, c̣n Phùng Tá Chu có lẽ được đền công lao trong việc cướp ngôi nhà Lư.

 

 

IV) Triều Lê : X-y-công

 

Qui luật từ đời Hồng Đức :

X-y-công : công là công tước, x-y là mỹ hiệu, hai chữ

Ví dụ : Triệu Khang công.

Đây là tước công cao nhất, v́ dành cho hoàng thân, vương tử.

 

Đến đời Trung Hưng, loại tước công cao nhất này cũng được phong cho nhiều người họ Trịnh :

Ví dụ :

_Trịnh Văn làm Tung Nhạc công

_Trịnh Khải làm Dũng L công

_Trịnh L làm Quỳnh Nham công

 

Ngay cả đến vài người không ở họ Trịnh , như Hậu Trạch công Đặng Huấn ; cuối đời , Bằng Trung Công Nguyễn Hữu Chỉnh.

 

 

V) Triều Lê : X-quận-công

 

Qui luật từ đời Hồng Đức :

Triều Lê, X-quận-công là tước phong cho công thần ; X = một chữ, tên phủ huyện.

Ví dụ : Tấn-quận-công.

 

Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú : không phải người có công lao, danh vọng lớn , th́ không được dự phong.

 

X-quận-công gọi tắt là Quận X. Như Quận Tấn là ông Tấn-quận-công

( chớ không phải là ông quận-công tên Tấn)

Về ‘tên phủ huyện’, với những danh tước, đời Lê Trung Hưng như :

_Lễ-quận-công

_Phú-quận-công

_Thọ-quận-công

_Phúc-quận-công

thật khó ḷng nghĩ rằng Lễ, Phú, Thọ, Phúc là tên phủ huyện, dù t́m hoài th́ cũng có thể t́m thấy phủ huyện có những chữ này. Có lẽ những chữ này chỉ để diễn tả đặc tính của vị quận công mà thôi.

 

 

VI) Triều Lê : X-quốc-công

 

Qui luật từ đời Hồng Đức :

Quốc-công là tước cao hơn quận-công. Làm nhân thần th́ đến Quốc-công là tuyệt đỉnh rồi, nếu không muốn làm quyền thần ức hiếp vua.

Như quận-công, Quốc-công là X-quốc-công, với X = một chữ, tên phủ huyện.

Ví dụ : Tĩnh Quốc-công Lê Niệm ( Vị này tài cao, công lớn , là ḍng dơi (cháu nội) của nghĩa sĩ Lê Lai)

 

Cũng như quận công, về ‘tên phủ huyện’, với những danh tước, buổi sơ khởi đời Lê Trung Hưng như :

_TháiHưng quốc công Nguyễn Kim

_Thái sư Lượng quốc công Trịnh Kiểm

_Thái phó Nhân quốc công Vũ Công Kỷ

_Vĩnh quốc công Hoàng Đ́nh Ái

_Thái uư Trường quốc công Trịnh Tùng

thật khó ḷng nghĩ rằng Hưng, Lượng, Nhân, Vĩnh, Trường là tên phủ huyện. Có lẽ những chữ này chỉ là mỹ hiệu (dù t́m hoài th́ cũng có thể t́m thấy phủ huyện có những chữ này ).

 

 

VII) Hoàng Lê Nhất Thống Chí: X-công

 

Cuối đời , Nguyễn Hữu Chỉnh được phongớc Bằng Trung Công.

 

Hoàng Lê Nhất Thống Chí k chuyện Bằng Trung Công Nguyễn Hữu Chỉnh sau khi thắng Dương Trọng Tế:

{{  . . . Nhân việc này, triều thần lại kiến nghị tâu với vua thăng cho Chỉnh lên tước công một chữ (theo quan chế đời xưa, tước "một chữ" (nhất tự) là cao quư hơn tước có nhiều chữ. Ví dụ; Bằng công to hơn Bằng trung công), cho phép mở ra phủ quân Vũ thành, đúc con dấu Vũ thành và để Viện xu mật thống thuộc vào đấy.}}

 

Việc tước công một chữ này hơi lạ :

_Ông Phan Huy Chú không có nói đến luật phong này trong ‘Lịch triều hiến chương loại chí’

_Nguyễn Hữu Chỉnh là Bằng Trung Công , như vậycao quí nhất rồi, theo l ch hoàng thân mới được phong làm x-y-công.

_Khó ḷng nói rằng Bằng công to hơn Bằng trung công v́ Bằng công có thể hiểu là "ông Bằng" c̣n Bằng trung công"công tước Bằng Trung"

 

Ta th xem việc " Bằng công to hơn Bằng trung công " như là một điều l chứcớc cuối đời nhà ( ngay t đầu đời Trung-hưng đă nhiều ngoại l , tiếm phạm)

 

 

VIII) Quận phu nhân, Quốc phu nhân, Quốc-thái phu nhân

 

Quận phu nhân là vợ của quận-công.

Quốc phu nhân là vợ của quốc-công.

Quốc-thái phu nhân là mẹ của quốc-công. Xin đừng lầm với Quốc-thái phu nhân, trong Tam Quốc Chí, dùng để chỉ mẹ của Tôn Quyền (Lúc đó Tôn Quyền chẳng phải là công tước).

Quốc-thái phu nhân là mẹ của quốc-công. Đây là cách gọi mẹ của quốc-công. C̣n tước của Quốc-thái phu nhân là Quận phu nhân, v́ cha của quốc-công được phong làm quận-công .

 

 

IX) Có nên kể tước tặng phong sau khi chết ?

 

Có nhiều vị quan bá tước chỉ được tặng phong tước Công sau khi chết.

Con cháu những vị này có nên kể tước tặng phong đó không ?

_Rất nên kể, bởi v́ :

a) đa số chẳng được tặng phong tước Công sau khi chết. Ngay đến tước Hầu cũng khó được.

b) riêng triều Lê Trung Hưng, chúa Trịnh rất e ngại những người tước Công, Hầu : tước Công th́ chỉ thua chúa mà thôi. Dĩ nhiên , chúa rất ‘hà tiện’ khi phong tước, kiểm soát gắt gao ; hễ ai có vẻ trung với vua Lê nhiều hơn, th́ khó ḷng được tước Công, tước Hầu. Khi những người này chết rồi, th́ chúa hết e ngại, phong tước Công , thoải mái ! chỉ theo tài năng và công lao mà phong.

 

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

 

 

Sách tham khảo

       Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Sử quan đời Trần và Lê

       Hoàng Lê nhất thống chí , Ngô gia văn phái

       Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú

       Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim

 

       Đông Châu Liệt Quốc

       Hán Sở Tranh Hùng

       Sử Kư , Tư Mă Thiên

       Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, La Quán Trung, dịch giả Tử Vi Lang

*

*

*

     Trang Nhà www.LeAnhChi.com

------------------------------------------------

* Trang Chính * Văn Học * Bài mới * Thơ *

------------------------------------------------

* Nối kết Phật Pháp * Gia * Nối kết Văn Học *

------------------------------------------------------