Người quốc sắc kẻ thiên tài

( Ngọc Hân công chúa tuyển pḥ mă )

( Câu đối ‘chúa công, công chúa hội ngộ’ )

 

             Lê Anh Chí

__________________________________________

 

Dàn Bài :

I) Thúy Kiều quốc sắc, Kim Trọng chẳng  thiên tài

II) Thúy Kiều quốc sắc, Từ Hải chẳng  thiên tài

III) Mỹ nhân th́ nhiều, anh hùng chẳng mấy ai

IV) Ngọc Hân công chúa, nữ sĩ , giai nhân

V) Uy quốc công phù Lê diệt Trịnh

VI) Vua Hiển Tông muốn gả Ngọc Hân công chúa cho Nguyễn Huệ

VII) Nguyễn Huệ định khước từ

VIII)Ngọc Hân công chúa tuyển pḥ mă

IX) Nguyễn Huệ trúng tuyển!

X) Ngộ nhỡ Nguyễn Huệ không đối được?

XI) Anh hùng sánh giai nhân: cổ kim có một

__________________________________________

 

 

             Người quốc sắc, kẻ thiên tài

       T́nh trong như đă, mặt ngoài c̣n e

             (Kiều, Nguyễn Du)

 

Bài viết này bắt đầu bằng một câu Kiều, vài b́nh luận về nhân vật Kiều, để đến một cặp ‘Người quốc sắc, kẻ thiên tài’ thật sự :

       Công chúa Ngọc Hân và Uy quốc công Nguyễn Huệ

Cuộc hội ngộ này được kể và phân tách theo truyền thuyết nhân gian, cụ thể là theo ‘Tây Sơn bi hùng truyện’ của Lê Đ́nh Danh, do đó khác biệt với ‘Hoàng Lê nhất thống chí’ của Ngô gia văn phái.

Truyền thuyết có thể đúng hơn chính sử, nhất là khi nói về nhân vật Tây Sơn, huống chi ‘Hoàng Lê nhất thống chí’ cũng đâu phải là chính sử ? Ta cũng có thể nói rằng ‘Hoàng Lê nhất thống chí’ là tiểu thuyết lịch sử !

 

Về t́nh tiết của cuộc gặp gỡ :

       Công chúa Ngọc Hân và Uy quốc công Nguyễn Huệ

này ; tôi đă được đọc cách đây khoảng 50 năm khi tôi c̣n thơ ấu, trong sách báo_với cả câu đối

       ‘chúa công, công chúa hội ngộ’

và câu ‘đối đối’ của Nguyễn Huệ .

Cho nên, tôi nói đây là truyền thuyết nhân gian.

 

 

 

I) Thúy Kiều quốc sắc, Kim Trọng chẳng  thiên tài

 

Thúy Kiều là quốc sắc, và là thiên tài

 

Kim Trọng chẳng phải là thiên tài

Kim Trọng chỉ thưởng thức thiên tài của Kiều mà thôi.

Cuối cùng, Kim Trọng chỉ thi đỗ, chẳng phải là thiên tài

 

 

II) Thúy Kiều quốc sắc, Từ Hải chẳng  thiên tài

 

Thúy Kiều là quốc sắc.

 

C̣n Từ Hải chẳng phải là thiên tài ; mà là một anh chàng dại gái.

Vào thanh lâu, được khen là anh hùng, đă vội vă cho là tri kỷ. (khen khách ‘anh hùng’ là kỹ thuật thông dụng của các nàng)

Rước kỹ nữ về làm phu nhân, lại cho ‘quân trung luận bàn’.

Thiệt dại hết chỗ nói.

 

 

III) Mỹ nhân th́ nhiều, anh hùng chẳng mấy ai

 

       Người quốc sắc, kẻ thiên tài

       Anh hùng sánh giai nhân

Sự thực th́ mỹ nhân th́ nhiều, anh hùng chẳng mấy ai.

Ở thời buổi này, t́m người thành thật trong triệu người cũng khó t́m ra một.

Ở thời buổi này, người thành thật không dối trá có thể gọi là anh hùng ?

C̣n mỹ nhân th́ hằng hà sa số !

 

Ta thử ngược ḍng lịch sử nước nhà để xem xem có cặp nào là

       Quốc sắc, thiên tài

       Anh hùng , giai nhân

không ?

 

 

IV) Ngọc Hân công chúa, nữ sĩ , giai nhân

 

Ngọc Hân công chúa là con vua Lê Hiển Tông, em của thái tử Duy Vĩ và là cô của Lê Chiêu Thống (tuy là cô ruột nhưng nhỏ tuổi hơn Lê Chiêu Thống ). Năm Nguyễn Huệ ra Bắc, 1786, th́ nàng công chúa mới khoảng 16, 17 tuổi.

 

Ngọc Hân công chúa là tuyệt sắc giai nhân.

       công chúa nước ta và Tàu th́ chắc là đẹp, v́ các bà mẹ rất đẹp : phi tần được tuyển từ tố nữ ở dân gian ; đẹp hơn công chúa phương tây, v́ vua phương tây chỉ lấy vợ quí tộc thôi _hoàng hậu phương tây chưa chắc đă đẹp

       Riêng công chúa nhà Lê th́ chắc là đẹp lắm, v́ sách sử chép rằng các vua Lê rất khôi ngô ( Riêng vua Hiển Tông rất khôi vĩ, có phước tướng _Trịnh Doanh lập vua lên v́ mong nhờ vào phước của ngài).

       công chúa nổi tiếng là giai nhân , đep nhất trong các con của vua Hiển Tông.

 

Ngọc Hân công chúa là nữ sĩ sánh ngang với (có thể hơn) Lê/Đoàn thị Điểm.

 

Ngọc Hân công chúa có tính nết đoan trang.

Ngọc Hân công chúa được gọi là chúa Tiên, chúa đây là công chúa, c̣n Tiên là Tiên nữ, là tuyệt sắc giai nhân, là nữ sĩ số một.

 

Ngọc Hân công chúa là thiên kim , vạn kim ,. . . tỉ kim công chúa.

 

 

V) Uy quốc công phù Lê diệt Trịnh

 

Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ, phụng mệnh anh là vua Tây Sơn, đem binh ṛng tướng mạnh ra đánh Thuận-hóa.

Đại thắng, Nguyễn Huệ lại thừa thắng xông lên, đánh ra Bắc , với danh nghĩa phù Lê diệt Trịnh .

Như sét đánh chẳng kịp bưng tai, chúa Trịnh vừa nghe báo là Nguyễn Huệ sắp đánh ra, th́ quân Tây Sơn đă đến kinh đô, đành chạy dài.

 

Nguyễn Huệ vào yết kiến vua Lê .

Lê Hiển Tông, đă 70 tuổi, đang bịnh nặng, nằm mà ngự triều.

Nguyễn Huệ vào lạy trước long sàng , nói nghĩa phù Lê diệt Trịnh .

Vua Lê phong Nguyễn Huệ làm Nguyên-soái Uy quốc công.

 

Cần nói rằng đây là chức tước thật sự ( vừa chức vừa tước) và lớn nhất của Nguyễn Huệ . Lúc này, triều Tây Sơn, Nguyễn Huệ chỉ có một danh chức đặc biệt là Long Nhương tướng quân.

( Chính ra, Long Nhương tướng quân, chức của Quan Hưng đời Tam Quốc, chẳng phải là một chức đại thần lớn. V́ vua Tây Sơn phong Nguyễn Lữ làm Tiết Chế, nên mới chế ra chức Long Nhương tướng quân này. Thế là vào thời đó , Long Nhương tướng quân lại cao hơn Tiết Chế !!!  Một điều quái dị)

 

 

VI) Vua Hiển Tông muốn gả Ngọc Hân công chúa cho Nguyễn Huệ

 

Nguyễn Hữu Chỉnh , trước đă thờ nhà Trịnh, nay theo pḥ Nguyễn Huệ, làm mối lái, khuyên vua gả con gái cho Nguyễn Huệ.

Vua Hiển Tông ưng lời gả Ngọc Hân công chúa và nhờ Hữu Chỉnh ḍ ư Nguyên soái Nguyễn Huệ .

 

 

VII) Nguyễn Huệ định khước từ

 

Trích Tây Sơn bi hùng truyện:

{{ . . . Huệ thưa:
- Tâu Bệ hạ, việc Bệ hạ nhận hạ thần làm pḥ mă thật thần không dám vâng lời.
Nhà vua buồn rầu nói:
- Nhà Lê của trẫm hai trăm năm này ví như là tù nhân được họ Trịnh cấp gạo cho ăn. Trẫm tiếng là vua, con gái trẫm tiếng là công chúa nhưng cảnh nhà thanh bạch thật là hữu danh vô thực. Trẫm biết thế nên đâu dám mời Nguyên soái đến hỏi thẳng, phải nhờ Hữu Chỉnh ḍ ư Nguyên soái. Chẳng ngờ Nguyên soái chê mà không thuận ư, nhà Lê của ta thật là vô phúc vậy.
Nguyễn Huệ thất kinh tâu:
- Xin Bệ hạ b́nh tâm cho thần tỏ đôi lời. Số là hạ thần không dám nhận làm pḥ mă; bởi thần ra đi v́ nghĩa đối với vua đang bị họ Trịnh áp chế, v́ nhân đối với dân đang cực khổ lầm than. Ấy là một lẽ. Nay nếu kể công mà nhận thưởng chẳng hoá ra là người giả nghĩa giả nhân ư? Ấy là hai lẽ. C̣n công chúa nếu không ưng mà vâng lời Bệ hạ phải bằng ḷng th́ hoá ra hạ thần là kẻ ngu phu ư. Ấy là ba lẽ! Tâu Bệ hạ, vi ba lẽ ấy mà hạ thần không dám nhận. Xin Bệ hạ đừng nói tiếng chê mà thần phải mang tội khi quân thất kính.
Vua Lê vẫn dàu dàu hỏi:
- Nói đi nói lại rốt cuộc là Nguyên soái từ chối nhân duyên chứ ǵ?
Nghe vừa hỏi Huệ nghĩ thầm rằng, bây giờ có thể nói kế của Trần Văn Kỷ ra được rồi đây, bèn nói:
- Xin Bệ hạ cho thần được giáp mặt công chúa hỏi một câu. Nếu công chúa không chê hạ thần mới dám nhận, để khỏi mang tiếng là ép buộc nhân duyên.
Vua Lê cả mừng nói:
- Việc này nào có khó ǵ. Quân bay mau mời Ngọc Hân công chúa đến đây.
}}

 

Kế của Trần Văn Kỷ là ǵ?_ Trần Văn Kỷ nghĩ rằng chắcchắn công chúa sẽ khước từ v́ chê Nguyễn Huệ là kẻ man di.

Ai ngờ ‘cao nhân tất hữu cao nhân trị’, làm sao đoán được ư của vị công chúa thiên tiên ?

 

 

VIII)Ngọc Hân công chúa tuyển pḥ mă

 

Trích Tây Sơn bi hùng truyện:

{{ . . .  Ngọc Hân từ b́nh phong bước ra thi lễ với vua xong lại quay sang kính cẩn chào Nguyễn Huệ. Nguyên lúc Ngọc Hân ở sau bức b́nh phong nghe được cuộc đối đáp của Nguyễn Huệ với vua cha, nghe tiếng Nguyễn Huệ ngân như chuông, lời lẽ quang minh chính đại. Đến khi thấy Nguyễn Huệ mắt phượng mày tằm, ánh nh́n như chớp, tướng mạo phi phàm th́ trong ḷng sinh ra cảm phục. C̣n Nguyễn Huệ thấy Ngọc Hân công chúa tóc mây, da tuyết, mày như lá liễu, mặt nh́n tựa sóng mùa thu, dung nhan cực kỳ diễm lệ th́ nh́n măi không thôi. Nguyễn Hữu Chỉnh thấy vậy mừng thầm nhắc khéo Nguyễn Huệ rằng:
- Thưa Chúa công, ấy chính là Ngọc Hân công chúa.
Nguyễn Huệ giật ḿnh quở Nguyễn Hữu Chỉnh rằng:
- Ở nước ta, ngươi gọi ta là Chúa công đă đánh. Đây là ở nước Hoàng thượng, và ta đă nhận sắc phong của Hoàng thượng vậy là nghĩa tôi thần, ngươi c̣n gọi ta là Chúa công sao phải!
Rồi Huệ quay sang Ngọc Hân nói:
- Huệ tôi từ nơi xa đến đây, nghe thiên hạ đồn rằng công chúa Ngọc Hân sắc đẹp như tiên giáng thế nên người đời thường gọi là Chúa Tiên. Nay tôi đă thưa cùng Hoàng thượng xin cầu hôn công chúa. Chẳng hay ư công chúa thế nào?
Ngọc Hân cười nói:
- Cám ơn Chúa công đă có ḷng đoái hoài. Nếu Chúa công đưa ra một lễ vật, thiếp nguyện suốt đời sửa túi nâng khăn.
Nguyễn Huệ hỏi:
- Tôi tuy không phải là người trong nước, nhưng nay đă nhận sắc phong của Hoàng thượng, xin công chúa hăy gọi tôi theo sắc phong, chớ gọi là Chúa công theo thủ hạ của tôi. Công chúa muốn thách lễ cưới vật ǵ xin hăy nói ra.
Ngọc Hân đáp:
- Thiếp xin ra một vế đối, nếu Chúa công đối được ấy là Chúa công đă trao lễ vật vậy.
Nguyễn Huệ liền bảo:
- Điều thứ nhất xin công chúa chớ gọi tôi là Chúa công, Điều thứ hai xin hăy ra vế đối!
Ngọc Hân đáp:
- Nếu Chúa công đối được câu đối này th́ thiếp sẽ không gọi là Chúa công mà gọi là Nguyên soái theo sắc phong của Phụ hoàng thiếp. Vậy thiếp xin đọc vế đối:
       Chúa công, Công chúa hội ngộ
Thiếp nghe nói Chúa công chỉ hay dùng văn Nôm mà không ưa văn Hán. Vậy Chúa công hăy dùng văn Nôm mà đối lại câu văn Hán này.

}}

 

Ngọc Hân công chúa đă chuyển nguy thành an, chuyển thế bị động thành chủ động.

Đang là kẻ bị ép duyên, Ngọc Hân công chúa trở thành chủ động tuyển pḥ mă.

 

Có thế chứ !

Nàng là tỉ kim công chúa  mà.

Ngọc Hân công chúa đă lấy lại danh giá cho nhà Lê.

 

Ngọc Hân công chúa tuyển pḥ mă bằng phương pháp thanh tao nhất, một vế đối thích hợp cho cả hai : chàng là chúa công, nàng là công chúa cành vàng.

 

Vừa hợp t́nh hợp cảnh, vừa nhắc khéo đến địa vị của nàng.

Nàng công chúa tài hoa của triều Lê có khác.

 

 

IX) Nguyễn Huệ trúng tuyển!

 

Trích Tây Sơn bi hùng truyện:

{{ . . . Nghe Ngọc Hân công chúa nói xong, Nguyễn Hữu Chỉnh thất kinh hồn vía than thầm rằng:
- Cuộc nhân duyên chắc chắn lỡ làng, việc lớn của ta chẳng những bất thành. Nguyễn Huệ không đối được bị bẽ mặt, tính mạng ta e rằng khó giữ.
Nghĩ xong Chỉnh bèn kéo Trần Văn Kỷ ra xa hỏi nhỏ rằng:
- Công chúa ra câu đối hiếm như thế lại c̣n bắt dùng văn Nôm mà đối. Nếu Chúa công không đối được th́ sao.
Trần Văn Kỷ cười đáp:
- Mục đích Chúa công đến đây là từ chối cuộc hôn nhân, nếu không đôi được th́ càng tốt chứ sao.
Nghe Văn Kỷ nói Chỉnh lại càng rầu rĩ.
C̣n vua Lê Hiển Tông kéo công chúa lại gần bảo:
- Nếu con không thuận ư th́ thôi việc ǵ phải bày tṛ câu đối mà hạ nhục Nguyên soái. Con làm việc này là đă giết cha rồi đó.
Ngọc Hân đáp:
- Xin cha cứ an tâm, Nguyên soái không phải là người kém tài văn chương đâu.
Nói xong Ngọc Hân quay sang hỏi Nguyễn Huệ:
- Xin hỏi Chúa công có đối được chăng?
Bây giờ Nguyễn Huệ mới mỉm cười đáp:
- B́nh sinh tôi chỉ tranh thắng thua nơi chiến trận, định kế mưu chém tướng đoạt thành. Trên lĩnh vực văn chương thật là mai một. Nay công chúa đă ra vế đối bằng văn Hán, bắt phải đối bằng văn Nôm, Huệ tôi tuy ít học nhưng để chứng tỏ văn Nôm của người Nam ta sao không đối được cùng văn Hán của người Tàu, nên cũng xin múa ŕu qua mắt thợ.
Ngọc Hân nói:
- Vậy xin Chúa công hăy đối đi cho.
Lúc ấy vua Lê Hiển Tông nghĩ Nguyễn Huệ không đối được sẽ kéo quân về Nam mà sợ toát mồ hôi hột, Nguyễn Hữu Chỉnh lo nhân duyên bất thành lại vạ đến thân, mặt không c̣n hột máu, chỉ Trần Văn Kỷ là b́nh thản như không. Bỗng nghe Nguyễn Huệ đáp lời Ngọc Hân rằng:
- Công chúa ra câu đối văn Hán: "Chúa công, Công chúa hội ngộ". Tôi xin đọc vế đối văn Nôm: "Một mai, mai một anh hùng".
  }}

 

Ai cũng nghĩ Nguyễn Huệ không đối được

Lúc này Nguyễn Huệ đă mê tít nàng công chúa thiên kiều bá mị. Lại mến đ̣n chánh trị của nàng : chuyển thế bị động thành chủ động.

Không hiểu phúc chí tâm linh làm sao, Nguyễn Huệ đă đối được. Có lẽ Nguyễn Huệ tự cho ḿnh là anh hùng mà không đối được với giai nhân hay sao, thành anh hùng mai một hay sao ? Do nghĩ như vậy nên câu đối Nguyễn Huệ có chữ ‘anh hùng’, ‘mai một’ , và chỉ gồm hai chữ này thôi. Đây là cái mà người xưa gọi là khẩu khí, khi đối, khi làm thơ.

 

 

Và anh hùng Nguyễn Huệ trúng tuyển :

 

{{  Nguyễn Huệ vừa dứt lời, Nguyễn Hữu Chỉnh mừng quá buột miệng khen:
- Hay. Thật không c̣n vế đối nào hay và chỉnh hơn thế được!

Vua Lê Hiển Tông thở phào nói lớn:
- Nguyên soái thật là người hiếu trung gồm đủ, trí dũng có thừa, văn vơ song toàn đó. Nguyên soái đă đối được vế đối, con c̣n ǵ để nói nữa chăng?
Ngọc Hân quỳ thưa:
- Nguyên soái đă trao lễ vật, xin Phụ vương cho con cùng người nên nghĩa Châu Trần.

Nguyễn Huệ cũng quỳ tâu:
- Đội ơn Bệ hạ đoái thương. Hạ thần xin được ra về nhờ người mai mối định ngày làm lễ tơ hồng.

  }}[Tây Sơn bi hùng truyện]

 

Thế là vui vẻ cả làng : vua được rể quí, Ngọc Hân sánh được anh hùng, Nguyễn Huệ được vợ đẹp tài hoa.

 

Công lớn là ở Ngọc Hân.

Công thứ nh́ là ở Nguyễn Huệ, đă đối được câu đối hóc búa.

 

 

X) Ngộ nhỡNguyễn Huệ không đối được?

 

Nữ sĩ Ngọc Hân công chúa tất đă nghĩ đến: Ngộ nhỡNguyễn Huệ không đối được?

Ngọc Hân công chúa tất cũng tự nghĩ : chẳng sao ! Nàng là công chúa thiên tiên lại c̣n trẻ, phải treo giá cao chứ ! Tài nữ đâu thể sánh cùng phàm phu tục tử !

 

Nhưng người thục nữ đă không nói như thế với chồng :

{{  Rước Ngọc Hân về soái phủ rồi, Nguyễn Huệ hỏi Ngọc Hân rằng:
- Công chúa không thương th́ thôi sao ra câu đối hiểm như vậy? Ngộ nhỡ tôi không đối được hoá ra công chúa muốn làm bẽ mặt tôi ư?
Ngọc Hân đáp:
- Khi ra vế đối này thiếp đă nghĩ trước, chỉ có anh hùng trong thiên hạ mới đối được mà thôi. Phu quân là người anh hùng quán thế sao lại chẳng đối được câu này.

  }} [Tây Sơn bi hùng truyện]

 

 

XI) Anh hùng sánh giai nhân: cổ kim có một

 

Công chúa Ngọc Hân và Uy quốc công Nguyễn Huệ  xứng đáng là

       Người quốc sắc, kẻ thiên tài

       Anh hùng sánh giai nhân

Không những thế, người quốc sắc này là kẻ thiên tài

Và Nguyên soái Nguyễn Huệ  không phải là người dốt văn chương.

(Ba ông vua , với tài dụng binh như thần , của nước ta : Lê Thái Tổ, Quang Trung, Lê Đại Hành đều chẳng dốt văn chương. Ba ngài đều văn ôn vũ luyện từ thuở ấu thơ. Dĩ nhiên , nghề của vua ta là lược thao và vơ nghệ.)

 

Cuộc gặp gỡ giữa hai người có lẽ là cổ kim có một. Quốc sắc với thiên tài. Anh hùng sánh giai nhân. Cuộc gặp gỡ chánh trị mà lăng mạn, đậm sắc thái Khổng Mạnh, lễ nghi hoàng gia. Vừa vương giả vừa thanh tao văn nhă.

 

Ngh́n thu c̣n lưu truyền :

       Chúa công, công chúa hội ngộ !

 

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

 

 

Sách tham khảo

       Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Sử quan đời Trần và Lê

       Đại Việt Thông Sử, Lê Quí Đôn

       Lam Sơn Thực Lục, Nguyễn Trăi viết theo lời kể của vua Lê Thái Tổ

       Khâm Định Việt S Thông Giám Cương Mục, s quan triều Nguyễn

       Hoàng Lê nhất thống chí , Ngô gia văn phái

       Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú

       Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim

 

       Tây Sơn bi hùng truyện, Lê Đ́nh Danh

 

 

Trang Nhà   Lê Anh Chí

-------------------------------------

* Trang Chính * Văn Học * Thơ *

-------------------------------------

* Bài mới Trang LêAnhChí * Bài mới Kiến Tánh *

----------------------------------------------------

* Nối kết Phật Pháp * Gia * Nối kết Văn Học *

----------------------------------------------------